Abstract
Từ 2006 đến nay, hoạt động cơ khí hóa (CKH) nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước phát triển. Số lượng ô tô, máy kéo và máy nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Nhờ áp dụng máy vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tăng lên; tỷ lệ lao động thuần nông giảm nhưng số lao động phi nông nghiệp tăng; thu nhập bình quân của lao động tăng.
Tuy nhiên, việc đưa cơ khí vào sản xuất đã có những ảnh hưởng nhất định đến việc làm và thu nhập của người lao động. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động trong năm giảm; thu nhập từ hoạt động trồng lúa giảm do tăng chi phí dịch vụ.
Để khắc phục những ảnh hưởng của cơ khí hóa đối với vấn đề việc làm và thu nhập của lao động nông thôn, trong những năm qua tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động như xuất khẩu lao động, phát triển kinh tế trang trại ...Tuy nhiên, những hoạt động này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu trên, bài báo đã đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Từ khóa: Việc làm; Thu nhập; Lao động nông thôn; cơ khí hóa nông nghiệp.