Abstract
Nghiên cứu này phân tích tình hình thương mại ngành dệt may của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bằng việc sử dụng các chỉ số thương mại và tính toán cơ cấu xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩm của ngành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: TPP là thị trường chính của hàng dệt may Việt Nam, tuy nhiên mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên TPP như Mỹ, Nhật Bản, Canada. Lợi thế cạnh tranh của ngành chỉ biểu hiện ở 2 nhóm sản phẩm cuối cùng (quần áo và hàng dệt may phụ trợ) trong 14 nhóm sản phẩm phân theo mã HS của ngành. Như vậy, Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng dệt may trong khu vực TPP. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ được tận dụng tối đa khi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ sản phẩm. Điều đó có nghĩa là Việt Nam phải tăng cường năng lực sản xuất đầu vào hoặc thay đối cơ cấu nhập khẩu của ngành nhằm thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của ngành dệt may.
References
- Grubel, H., Lloyd, P. (1975), Intra-Industry Trade: The Theory and Measurement of International Trade in Differentiated Products, London and New York: John Wiley and Sons.
- Mia Mikic and John Gilbert, (2009), Trade Statistics in Policymaking - A Handbook Of Commonly Used Trade Indices And Indicators, United Nations publication, ST/ESCAP/ 2559.
- Nguyễn Thị Lan (2016), Triển vọng của dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, Tạp chí Tài chính, 2(3), 75-76.
- United Nations Statistics Division (UNSD), (2016), United Nations Commodity Trade Statistics Database, available at http://comtrade.un.org/db/default.aspx.
- World Customs Organization (2016), HS Nomenclature 2012 Edition, Available at: http://www.wcoomd.org.
- World Trade Organisation, (2012), A Practical Guide to Trade Policy Analysis, WTO Publications. ISBN 978-92-870-3812-8.