Abstract
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều đem lại lợi nhuận cho các nông hộ trồng mía. Mía nguyên liệu được xem là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Năng suất và lợi nhuận mía của nông hộ có tham gia mô hình liên kết với nhà máy đường cao hơn những hộ không tham gia mô hình liên kết. Bằng phân tích định lượng mô hình hồi quy Logit, nghiên cứu cũng đã chỉ ra 4 yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định khả năng tham gia mô hình liên kết của các hộ trồng mía như: vốn (95,38%), khuyến nông (94,98%), kinh nghiệm (65,27%), diện tích (61,09%). Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình liên kết trong sản xuất và tiệu thụ mía nguyên liệu hiệu quả hơn.
Từ khóa: Mô hình liên kết, yếu tố, mía nguyên liệu, Logit, Gia Lai
References
- Đinh Phi Hổ (2001), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiến trong kinh tế phát triển – nông nghiệp, NXB Phương Đông
- Lê Ngọc Quang (2011), Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng nguyên liệu công ty cổ phần Lam Sơn, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Nông nghiệp Hà Nội
- Nguyễn Thái Đăng Khoa (2008), Phân tích tài chính trong sản xuất mía tại thị xã KonTum, tỉnh KonTum, Luận Văn thạc sĩ, Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Trần Gia Long (2013), Đổi mới liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa các tác nhân theo cơ chế thị trường để nâng cao giá trị gia tăng theo chuỗi giá trị nông sản, Đăng ngày 04/10/2013
- Trần Quốc Nhân (2012), Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc thực thi hợp đồng tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân và doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí khoa học và phát triển 2012, tập10, số 7: 1069-1077
- Phương Thái (2013), Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, Tập san khoa học và công nghệ, Đăng ngày 28/08/2013
- UBND tỉnh Gia Lai (2014), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 – 2014 của UBND tỉnh Gia Lai