GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỒ KẺ GỖ, TỈNH HÀ TĨNH

Abstract

Tóm tắt: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh là một vùng sinh thái Bắc Trường Sơn, Việt Nam. Vùng sinh thái này có sự đa dạng sinh học cao, tập trung nhiều loài động – thực vật quý hiếm, đặc hữu khu vực, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Nó mang lại giá trị lớn cho khai thác và phát triển du lịch sinh thái. Từ cơ sở đánh giá tiềm năng, hiện trạng, cũng như tồn tại, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại đây, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ trong thời gian tới.

Từ khóa: bảo tồn, du lịch sinh thái, đa dạng sinh học

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4578
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Văn Anh, Lê Trung Kiên (2009), Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 7, Tr. 28.
  2. August Losch (1978), The economics of location, Published by Forgotten Books, pp. 348.
  3. Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  4. Ban quản lý thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ (2016), Đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ.
  5. Phùng Thị Hằng, Phạm Hồng Chương (2012), Xây dựng tiêu chí đánh giá điểm du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia ở Việt Nam – nghiên cứu trường hợp tại vườn quốc gia Cúc Phương, Tạp chí Kinh tế và phát triển – Đại học Kinh tế Quốc dân, Số 186, Tr. 107–116.
  6. Phạm Văn Hậu và Nguyễn Ngọc Sĩ (2015), Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Long và định hướng các điểm phát triển du lịch, Tạp chí nghiên cứu khoa học – Đại học Văn Hiến, Số 7, Tr. 71– 81.
  7. Lê Văn Hoài (2016), Khai thác và bảo tồn giá trị du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa Du lịch.
  8. Luật du lịch Việt Nam (2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  9. Nguyễn Văn Thuật (2016), Ý kiến mới về du lịch sinh thái, Tạp chí khoa học, Số 01 – Đại học Đồng Nai.
  10. Võ Quý, Nguyễn Cử (1995), Danh lục chim Việt Nam, Nxb.Nông nghiệp, Hà Nội.