VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

TÓM TẮT

Trong giai đoạn 2011 – 2014, thị xã Hương Thủy đã triển khai thực hiện Quyết định 1956 QĐ/TTG ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đã có 19 lớp đào tạo nghề và 842 nông dân được đào tạo tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng và ngành nghề dịch vụ.

Kết quả điều tra 90 học viên từ các lớp đào tạo nghề cho thấy: 56,67% số người học đã tìm được việc làm mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất; tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc tăng từ 52,77% lên 59%; thu nhập của những người tìm được việc làm tăng 5,2 triệu đồng/người/năm.

 Có 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập của những lao động đã qua đào tạo nghề. Đó là (1) Công tác đào tạo nghề; (2) Năng lực của bản thân người lao động và (3) Các yếu tố bên ngoài. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra 04  nhóm giải pháp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v127i5A.4730
PDF (Vietnamese)

References

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
  3. Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy, Báo cáo “Kết quả thực hiện Đề án 1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2014 và sơ kết 5 năm (2010-2014) thực hiện đề án; Dự kiến kế hoạch năm 2015 và giai đoạn 2016-2020”.
  4. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp tỉnh, Tài liệu Hội nghị sơ kết 3 năm (2010-2012) thực hiện Đề án 1956 và kế hoạch giai đoạn 2013-2015.
  5. Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy, Niên giám thống kê 2015.
  6. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Hương Thủy, Đề án phát triển nguồn nhân lực thị xã giai đoạn 2016-2020.