ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NUÔI TÔM HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Để đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả nuôi tôm, nghiên cứu tiến hành khảo sát 50 hộ ở 2 xã ở huyện Quảng Điền. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tình hình đầu tư của các hộ trong những năm gần đây chững lại, các hộ bán thâm canh chỉ đầu tư sửa chữa ao hồ lần 1 sau 10 năm sử dụng và các hộ thâm canh bắt đầu khai thác từ năm 2008 nên dự kiến tiến hành đầu tư sửa chữa vào năm 2018. Hiệu quả kinh tế của một vụ nuôi năm 2017 và hiệu quả đầu tư cho thấy hình thức thâm canh luôn đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với hình thức bán thâm canh. Giá trị hiện tại ròng của hình thức nuôi thâm canh gấp 2,3 lần so với hình thức nuôi bán thâm canh mặc dù thời gian nuôi thâm cach chỉ 9 năm. Cả hai hình thức nuôi này đều có thời gian hoàn vốn lớn hơn 3 năm. Để nâng cao hiệu quả nuôi tôm cơ quan chính quyền địa phương cần tạo môi trường ổn định thu hút đầu tư đồng thời các hộ nuôi cần học hỏi các kỹ thuật nuôi mới.

Từ khóa: Đầu tư, hiệu quả đầu tư, nuôi tôm, huyện Quảng Điền, phân tích tài chính 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v127i5A.4854
PDF (Vietnamese)

References

  1. Báo cáo tổng kết công tác NTTS các xã Quảng Công, Quảng Phước, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế các năm 2012, 2013, 2014, 2015 2016.
  2. TS. Nguyễn Văn Hảo (2005) “Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp”, Nxb Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
  3. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam (VASEP), (2017) Báo cáo kết quả xuất khẩu thủy sản năm 2016 và định hướng sản xuất, xuất khẩu thủy sản năm 2017 và hướng đến 2020
  4. Nguyễn Quang Linh, (2011) “Giáo trình Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
  5. Nguyễn Thành Long, (2016)“Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ.
  6. Nguyễn Bạch Nguyệt, (2012) “Giáo trình Lập dự án đầu tư”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
  7. Nguyễn Tài Phúc, (2005)“Phát triển nuôi tôm ờ vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế.
  8. Nguyễn Đức Toàn và Quách Thị Khánh Ngọc, (2015)“Đo lường lợi nhuận cho nghề nuôi tôm hùm tại Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản.
  9. Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi, (2010)“Hiệu quả sản xuất tôm của nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Trường hợp so sánh mô hình nuôi bán thâm canh tỉnh Trà Vinh và tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2010.
  10. Mai Văn Xuân, (2003)“Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm vùng đầm phá huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế.
  11. Adeoye. D, Akegbejo-Samsons. Y, Omoniyi. T, Dipeolu.A (2012) Challenges and investment opportunities for large-scale farmers in Nigeria, IIFET 2012 Tanzania Proceedings.
  12. Sara. R.R, Ismail.M.M, Kamarulzaman.N.H and Mohamed.Z.A (2014) The impact of government incentives on financial viability of selected aquaculture species in Malaysia, International Food Research Journal, 21 (4), 1451-1456.