ĐÁNH GIÁ KINH TẾ MÔ HÌNH CANH TÁC THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG CÁT HUYỆN HẢI LĂNG

Abstract

Tóm tắt: Nông nghiệp vùng cát ven biển Việt Nam rất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, nông dân vùng cát huyện Hải Lăng đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm mô hình luân canh và xen canh cây trồng phù hợp để hạn chế tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như khô nóng kéo dài, hạn hán, rét hại, bão và lụt. Nghiên cứu này đánh giá bốn mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu được các nông hộ áp dụng tại hai xã Hải Ba và Hải Dương, thuộc vùng cát huyện Hải Lăng. Các mô hình canh tác đó là: lúa đông xuân (ĐX) – đậu xanh hè thu (HT), mướp đắng 2 vụ, hành tăm – đậu xanh và sắn xen đậu xanh. Dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra nông hộ. Kết quả cho thấy hai mô hình luân canh cây trồng, mướp đắng 2 vụ và hành tăm – đậu xanh, đạt lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó hai mô hình lúa ĐX – đậu xanh HT và sắn xen đậu xanh mang lại lợi ích ròng thấp hơn nhiều.

Từ khóa: thích ứng biến đổi khí hậu, mô hình canh tác, đánh giá kinh tế, vùng cát ven biển

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v128i5A.5062
PDF (Vietnamese)

References

  1. Anh, L. T., Thủy H. T. và Ngoan V. V. (2014), Các mô hình canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng đất giồng cát ven biển ở Đồng bằng song Cửu Long, Tạp chí khoa học – Trường Đại học Cần Thơ, Số Môi trường 2015, 150–158.
  2. Cần, N. D. (2015), Adaptation to Salinity Intrusion: An Economic Assessment of Diversified Farming Systems in Saline Affected Area of Coastal Ben Tre Province of the Mekong Delta, Vietnam, International Symposium on Current Agricultural Environmental Issues in the Pacific Rim Nations and their Countermeasures – II.
  3. Hoa, Đ. T., Hà Q. Đ. (2014), Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Giao thủy, Tỉnh nam định, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(6), 885–894.
  4. IPCC (2001), Climate change 2001: impacts, adaptation and vulnerability, Contribution of Working Group II to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, edited by J. J. McCarthy, O. F. Canziani, N. A. Leary, D. J. Dokken and K. S. White (eds). Cambridge University Press.
  5. Phòng Nông nghiệp huyện Hải Lăng (2015), Báo cáo thuyết minh về sử dụng đất huyện Hải Lăng.
  6. Phuong L. T. H. (2011), Climate change and farmers’ adaptation: A case study of mixed - farming systems in the coastal area in Trieu Van commune, Trieu Phong district, Quang Tri province, Vietnam. Swedish University of Agricultural Sciences. Uppsala, Sweden.
  7. Sen, L. T. H. (2017), Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa tại xã vĩnh giang, huyện vĩnh linh, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 126 (3B), 29–37.
  8. Tân, P. V. và cộng sự (2016), Nghiên cứu thủy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam (CPIS), Báo cáo tổng kết dự án Mã số: 11-P04-VIE, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.