Đặc điểm khoáng vật và địa hóa của vỏ phong hóa trên đá magma phức hệ Đại Lộc ở khu vực A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Abstract

Bài báo trình bày một số đặc điểm khoáng vật, địa hóa của vỏ phong hóa phát triển trên các đá magma phức hệ Đại Lộc ở khu vực A Lưới (Thừa Thiên Huế). Số liệu nghiên cứu thực địa, các thí nghiệm thành phần hạt, thành phần hóa học, khoáng vật ở một số mặt cắt vỏ phong hóa cho thấy các đá trong khu vực bị phong hóa ở mức độ vừa đến mạnh. Nhiều mặt cắt có tính phân đới tương đối rõ, ngoài phân đới theo chiều sâu (từ trên xuống) còn phân đới dọc khe nứt. Hàm lượng Si, Al và Fe của các đới sản phẩm phong hóa thể hiện cho kiểu vỏ phong hóa sialferrit với 5 đới đặc trưng: đới thổ nhưỡng, đới sét loang lổ, đới sét sáng màu, đới saprolit và đá gốc. Tổng hàm lượng SiO2, Al2O3 và Fe2O3 đạt 88.9-91.0 %, K2O dao động từ 2.18 % đến 2.98 %; các oxit khác chiếm không đáng kể, đặc biệt CaO và Na2O thấp đáng kể so với đá gốc; tổng hàm lượng các nguyên tố vết (Ba, Cr, Rb, Sr, Zn, Cu và Zr)  đạt 833-1323 ppm. Thành phần khoáng vật đặc trưng của vỏ phong hóa gồm illit, thạch anh, kaolinit, feldspat, gơtit và clorit. 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jese.v126i4A.3828