Abstract
Từ cây mai dương (Mimosa pigra L.) nghiên cứu này đã chế tạo than sinh học và than sinh học biến tính với muối AlCl3 với các nồng độ khác nhau (0,5M, 1M, 2M và 3M). Các đặc trưng của vật liệu được xác định bằng phương pháp đo phổ FTIR, SEM, BET, pHpzc và khả năng hấp phụ NO3- trong dung dịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy BAl2 cho khả năng hấp phụ NO3- tốt nhất (11,08 mg/g) cải thiện rất đáng kể so với than sinh học không biến tính (-1,55 mg/g). Mô hình động học hấp phụ bậc 1 và mô hình động học hấp phụ bậc 2 phù hợp với quá trình hấp phụ NO3- lên than BAl2, cùng với các yếu tố mật độ điện tích dương và diện tích bề mặt ngoài lớn cho thấy sự hấp phụ cơ bản tuân theo cơ chế chính của quá trình hấp phụ là hấp phụ vật lý và hóa học.This work is licensed under a Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International License.
Copyright (c) 2021 Array