THỰC TRẠNG SỰ THAY ĐỔI CỦA HỌA TIẾT ĐẦU KÈO TRONG HỆ THỐNG KẾT CẤU NHÀ RƯỜNG GỖ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

Tóm tắt

Có thể nói nét tinh hoa của kiến trúc nhà Rường Huế được thể hiện ở các họa tiết chạm khắc trong nội thất. Đặc biệt là các họa tiết được trang trí trên đầu kèo với nhiều chủ đề đa dạng, phong phú, có tính nghệ thuật cao và còn thể hiện được nét đặc trưng của từng ngôi nhà cũng như mức độ thẩm mỹ của chủ nhân ngôi nhà. Vấn đề này cũng được thể hiện trong quan điểm của cố họa sĩ Bửu Chỉ “Những nhu cầu cải biên trong kiến trúc của nhà Rường Huế, dù để đáp ứng yêu cầu kinh doanh hay sở thích cá nhân, đều cần phải tôn trọng giá trị kiến trúc đặc trưng của nhà rường cổ, phải giữ cho được nét tinh hoa kiến trúc cùng phong cách tao nhã của một không gian Huế luôn tồn tại cùng nhà rường”[1]. Xuất phát từ các giá trị đó, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy được vấn đề và đã khảo sát, điều tra trên 161 chi tiết chạm trổ đầu kèo ở các nhà rường gỗ trong tổng số 82 ngôi nhà, để đưa ra cái nhìn đúng hơn về sự thay đổi của họa tiết trên đầu kèo trong thời gian đã qua và hiện nay. Vậy để phát huy giá trị kiến trúc có bản sắc của dân tộc đang có thể dần bị mất đi, để tìm ra những giá trị cốt lõi, hay là mong muốn được tìm lại hình thức nguyên bản của đầu kèo, cũng như ý nghĩa, hay tên gọi của nó, góp phần bảo tồn nét hoa văn cổ tinh tế của cha ông nói chung và nét đẹp của nhà Rường Huế nói riêng.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v126i1D.4258
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2017 Array