XÁC SUẤT PHÁT HIỆN LOÀI NHÔNG CÁT SỌC (Leiolepis guentherpetersi) Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

Nhông cát sọc
Leiolepis guentherpetersi
Phú Lộc
xác suất phát hiện
tỷ suất chiếm cứ

Cách trích dẫn

1.
Nguyên CTT, Bình NV, Chứng N Đắc. XÁC SUẤT PHÁT HIỆN LOÀI NHÔNG CÁT SỌC (Leiolepis guentherpetersi) Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. hueuni-jns [Internet]. 9 Tháng Mười 2018 [cited 15 Tháng Mười-Một 2024];127(1B):113-22. Available at: http://222.255.146.83/index.php/hujos-ns/article/view/4864

Tóm tắt

Nhông cát sọc là một loài đặc hữu của Việt Nam, có vùng phân bố rất hẹp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có thông tin liên quan đến xác suất phát hiện và tỷ suất chiếm cứ điểm của loài này ở Việt Nam nói chung và vùng Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Chúng tôi đã thiết kế 50 điểm tiêu chuẩn và thực hiện 9 lần khảo sát định kỳ trong mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2017 tại vùng cát ven biển huyện Phú Lộc. Sử dụng phần mềm PRESENCE 12.10 để xây dựng và chọn lọc các mô hình trên cơ sở dữ liệu phát hiện loài ”1” và không phát hiện loài ”0”. Kết quả cho thấy xác suất phát hiện loài L. guentherpetersi có liên kết với các khảo sát cụ thể và các yếu tố môi trường từ mô hình có nhiều thông số nhất là 0,383, cao hơn (khoảng 12,65%) xác suất phát hiện loài thuần túy là 0,34. Tổng AIC weight GB chiếm 85,9% trong khi tổng AIC weight XB chỉ chiểm 13,5%; tổng AIC weight M chiếm 99,4% trong khi tổng AIC weight N chiếm 62,3% và tổng AIC weight DA chiếm 27,2%.  Điều này cho thấy xác suất phát hiện loài Nhông cát sọc bị ảnh hưởng bởi các biến ảnh hưởng của điểm và biến ảnh hưởng của mẫu. Trong đó, hệ sinh thái gần biển là môi trường sống tối ưu cho loài L. guentherpetersi  và yếu tố thời tiết có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát hiện loài này.
https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v127i1B.4864
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2018 Array