NHÂN GIỐNG CÂY GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) BẰNG NUÔI CẤY CALLUS
PDF

Từ khóa

callus
chất điều hòa sinh trưởng
giảo cổ lam
Gynostemma pentaphyllum
nhân giống in vitro

Cách trích dẫn

1.
Quảng HT, Như LPQ, Trí NM, Nhân LTT, Cương LN, Hải TTH, Sáng Đặng N. NHÂN GIỐNG CÂY GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) BẰNG NUÔI CẤY CALLUS. hueuni-jns [Internet]. 25 Tháng Mười 2019 [cited 15 Tháng Mười-Một 2024];128(1E):59-68. Available at: http://222.255.146.83/index.php/hujos-ns/article/view/5406

Tóm tắt

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) từ lâu đã được sử dụng làm thuốc dân gian cũng như được dùng để chế biến thành trà ở các nước châu Á. Đây là cây thân thảo lâu năm thuộc họ bầu bí chứa saponin, flavonoid, polysaccharide, vitamin và các amino acid. Trong nghiên cứu này, nhân giống in vitro loài cây này thông qua giai đoạn callus đã được thực hiện. Kết quả cho thấy môi trường cảm ứng sinh callus hiệu quả nhất đối với mẫu lá là MS cơ bản có bổ sung 1,5 mg/L NAA (naphthaleneacetic acid), đối với mẫu cuống lá là 0,2 mg/L 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid), tỷ lệ mẫu có cảm ứng tạo callus tương ứng là 100% và 97,8%. Môi trường tái sinh chồi từ callus cho hiệu quả cao nhất là MS cơ bản có bổ sung 2,0 mg/L BAP (6-Benzylaminopurine) và 0,2 mg/L NAA, tỷ lệ tái sinh chồi đạt 55,6%. Môi trường MS cơ bản bổ sung 1,0 mg/L BAP cho hiệu quả nhân chồi cao nhất đối với chồi đỉnh (6,17 chồi/mẫu) trong khi bổ sung 0,3 mg/L BAP cho hiệu quả cao nhất đối với chồi bên (7,72 chồi/mẫu). Môi trường tạo rễ tốt nhất đối với cây Giảo cổ lam là MS bổ sung 0,5 mg/L NAA với số lượng rễ là 7,22 rễ/chồi.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v128i1E.5406
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Chen JC, Tsai CC, Chen LD, Chen HH, Wang WC. Therapeutic effect of gypenoside on chronic liver injury and fibrosis induced by CCl4 in rats. Am J Chin Med. 2000;28(2):175-85.
  2. Viện Dược Liệu. Cây thuốc Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa Học kỹ thuật; 1996.
  3. Lãm BĐ, Tình NT, Duy NV, Bảo NV, Hiền LV, Bình NX. Nghiên cứu khả năng nhân giống cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb) bằng phương pháp in vitro. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2015;15:249-56.
  4. Bộ môn Thực vật. Thực vật Dược và phân loại thực vật: Trường Đại học Dược Hà Nội; 2004.
  5. Jala A, Patchpoonporn W. Effect of BA NAA and 2,4D on Micropropagation of Tiaogulan (Gynostemma pentaphyllum Makino). International Transaction Journal of Engineering, Management, & Applied Sciences & Technologies. 2012;3(4):363-70.
  6. Hằng NTT, Vân LA, Khiêm ĐV, Cương HV, Hoàng NTP, Huyên PX. Nghiên cứu nhân giống in vitro và sự sinh trưởng phát triển cây giảo cổ lam (Gynostemma pubescens) trong nhà kính. Tạp chí khoa học Đại học Đà Lạt. 2018;8(3):99-112.
  7. Khải PC, Minh TV. Vi nhân giống cây giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) bằng kỹ thuật nuôi cấy đốt thân. Tạp chí Công nghệ Sinh học. 2018;16(3):459-64.
  8. Murashige T, Skoog F. A revised medium for rapid growth and bio assays with tobacco tissue cultures. Physiol Plant. 1962;15(3):473-97.
  9. Mongkolchaipak N, Boonruad T. Plant Tissue Culture of Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino and its constituents. Journal of Thai Traditional & Alternative Medicine. 2006.
  10. Ao Z, Qin Z. Effect of some stress factors on gypenosides accumulation in callus of Gynostemma pentaphyllum. Chinese Journal of Applied & Environmental Biology. 1998;4(2):10-4.
  11. Zhang H, Wu Q, Liu D. Protoplast culture and plant regeneration from the suspension cells of Gynostemma pentaphyllum (Thumb) Mak. Chiness Journal of Biotechnology. 1995;11(3):207-11.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2019 Array