PHÂN LẬP, ĐỊNH DANH VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍNH CHẤT CÓ LỢI CỦA VI KHUẨN LACTIC TỪ TÔM CHUA Ở THỊ XÃ GÒ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG
PDF

Từ khóa

tôm chua
vi khuẩn Lactic
Lactobacillus farciminis
Lactobacillus futsaii
acid lactic

Cách trích dẫn

1.
Tất TQ, Khánh ND, Thắm NTN, Mai NTT, Trang NTP. PHÂN LẬP, ĐỊNH DANH VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍNH CHẤT CÓ LỢI CỦA VI KHUẨN LACTIC TỪ TÔM CHUA Ở THỊ XÃ GÒ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG. hueuni-jns [Internet]. 25 Tháng Mười 2019 [cited 15 Tháng Mười-Một 2024];128(1E):87-98. Available at: http://222.255.146.83/index.php/hujos-ns/article/view/5452

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân lập, định danh và khảo sát một số đặc tính có lợi của các dòng vi khuẩn lactic từ tôm chua ở thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Từ 4 mẫu tôm chua, đã phân lập được 18 dòng vi khuẩn lactic, khuẩn lạc của chúng có màu trắng sữa hoặc trắng ngà, bìa nguyên hay bìa răng cưa, mô, Gram dương, catalase và oxydase âm tính. Chúng có khả năng sinh acid lactic cao trong môi trường MRS broth có muối ở các nồng độ 0%, 4%, 6%, 8% (1,12 – 2,19 mg/mL trong 24 giờ nuôi). Trong đó, dòng vi khuẩn GK1 và GH5 có khả năng sinh acid lactic cao hơn các dòng còn lại trong môi trường ở 4 nồng độ muối khác nhau. Khảo sát khả năng chịu môi trường khắc nghiệt, dòng vi khuẩn GK1 biểu hiện một số đặc tính probiotic như chịu được pH thấp, dịch dạ dày nhân tạo (pepsin), muối mật. Vì vậy 2 dòng vi khuẩn này đã được định danh, kết quả định danh cho thấy 2 dòng vi khuẩn GK1 và GH5 có mức tương đồng 99% so với Lactobacillus farciminis  Lactobacillus futsaii nên 2 dòng vi khuẩn này được định danh lần lượt là L. farciminis GK1 và L. futsaii GH5. Việc bổ sung nguồn vi khuẩn khởi động vào quá trình lên men tôm chua giúp rút ngắn thời gian lên men (rút ngắn 37,14% thời gian lên men so với đối chứng), đánh giá cảm quan tôm chua thành phẩm đạt loại khá và đảm bảo các chỉ tiêu vi sinh theo QCVN 8 – 3:2012/BYT.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v128i1E.5452
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Axelsson L. Acid lactic Bacteria: Classification and Physiology. Acid lactic Bacteria microbiological and Functional Aspects. Third Edition, Revised and Expanded MATFORSK, Norwegian Food Research Institute, A°s, Norway. 2004;19-67. https://doi.org/10.1201/9780824752033.ch1
  2. Duc LH, Hong HA, Barbosa TM, Henriques AO, Cutting SM. Characterization of Bacillus Probiotics Available for Human Use. Applied and Environmental Microbiology. 2004 04 01;70(4):2161-2171. https://doi.org/10.1128/aem.70.4.2161-2171.2004
  3. Tính QĐ, Trung TT, Duy NN, Hương NT. Khảo sát một số hoạt tính probiotic của Kefir chanh dây truyền thống và Kefir chanh dây bổ sung Lactobacillus casei VTCC186, Science & Technology Development. 2013;40-47. http://www.vjol.info/index.php/JSTD/article/download/15473/13890
  4. Ihrmark KTM, Inga KCM, Bödeker F, Hanna K, Ariana S, Jessica S, Ylva S, Jan BD, Mikael EC, Karina, Björn DL. New primers to amplify the fungal ITS2 region - evaluation by 454-sequencing of artificial and natural communities. 2012. https://doi.org/10.1111/j.1574 - 6941.2012.01437.x
  5. Kandler O, Weiss N. In: Bergey’ s Manual of Systematic Bacteriology, Sneath PHA, Mair NS, Sharpe ME, Holt JG. Baltimore: Williams and Wilkins. 1986;(2):1208-1234. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/?term=Paukatong%20KV%5BAuthor%5D&cauthor=true&cauthor_uid=11570169
  6. Hằng NTM, Thư NM. Phân lập và tuyển chọn một số vi khuẩn lactic có khả năng sinh tổng hợp amylase và bacteriocin. Tạp chí Công nghệ sinh học và Giống cây trồng số 3. 2013;3-10.
  7. http://vnuf.edu.vn/documents/454250/1795973/1.Nguyen%20Thi%20Minh%20Hang.8%20trang.pdf
  8. Huỳnh VV. Phân lập và định danh vi khuẩn lactic lên men nem chua tỉnh Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại Học Cần Thơ. 2012.
  9. https://123doc.org//document/2300335-luan-van-thac-si-cong-nghe-sinh-hoc-phan-lap-va-dinh-danh-vi-khuan-lactic-len-men-nem-chuatinh-dong-thap-va-thanh-pho-can-tho.htm
  10. Nhung NTT, Thành NV, Hiệp NH. Định danh và xác định một số đặc tính sinh hóa của các dòng vi khuẩn lactic trong sản phẩm mắm chua cá sặc. 2014;53-60. https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-9970/baibao-2904/doi-ctu.jvn.2014.197.html
  11. Sanchart C, Benjakul S, Rattanaporn O, Haltrich D, Maneerat S. Efficiency of the V3 region of 16S rDNA and the rpoB gene for bacterial community detection in Thai traditional fermented shrimp (Kung-Som) using PCR-DGGE techniques. 2015;291-297. https://www.researchgate.net/publication/282710669
  12. Nhung NTT, Thành NV, Hiệp NH. Nghiên cứu bổ sung giống vi khuẩn lactic trong chế biến sản phẩm mắm chua cá sặc. 2014;9-16.
  13. http://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao-2904/07-CNSH-DO%20THI%20TUYET%20NHUNG(53-60).pdf
  14. Tanasupawat S, Okada S, Komagata K. Lactic acid bacteria found in fermented fish in Thailand. J. Gen. Appl. Microbiol 44. 1998;193-200. https://doi.org/10.2323/jgam.44.193
  15. Paukatong K, Kunawasen S. The hazard analysis and critical control points (HACCP) generic model for the production of Thai fermented pork sausage (Nham). 2001;327-330. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11570169
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2019 Array