NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ LÊN HOẠT ĐỘ CELLULASE NGOẠI BÀO CỦA CHỦNG NẤM MỐC Aspergillus niger T2 VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG TRONG CHẾ BIẾN TIÊU SỌ
Abstract
Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của một số yếu tố (nhiệt độ, pH ban đầu, thời gian nuôi cấy, nồng độ CMC, nồng độ NaNO3) đến khả năng sinh tổng hợp cellulose của chủng nấm mốc Aspergillus niger T2 và ứng dụng trong quá trình chế biến tiêu sọ. Kết quả cho thấy các điều kiện thích hợp để chủng nấm Aspergillus niger T2 sinh tổng hợp cellulase cao nhất ở nhiệt độ 30oC, pH ban đầu là 4,5, ở nồng độ cơ chất CMC: 1,5% và nồng độ NaNO3: 0,3% sau 144 giờ nuôi cấy với các giá trị hoạt độ enzyme thu được lần lượt là 328,649 IU/ml, 459,323 UI/ml, 466,447 UI/ml, 466,762 UI/ml và 287,594 UI/ml. Sinh khối nấm mốc Aspergillus niger T2 được ủ với tiêu nguyên liệu có tác dụng đáng kể đến khả năng bóc vỏ trong sản xuất tiêu sọ. Hiệu suất bóc vỏ tiêu của chủng nấm Aspergillus niger T2 cao nhất đạt 99,977% sau 4 ngày xử lý với hàm lượng chủng bổ sung là 4%.
Từ khóa: Aspergillus niger, bóc vỏ tiêu, cellulase, enzyme, tiêu sọReferences
Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Nguyên, Nguyễn Thị Ngọc Nhân, Hứa Tú Anh, Sử dụng chế phẩm Biovina để xử lý vỏ hạt tiêu trong chế biến tiêu sọ. Tạp chí sinh học Đại học Bách Khoa TP HCM, Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 8, (2003), 60-68.
Tôn Nữ Tuấn Nam, Đánh giá chất lượng và thị trường hồ tiêu tại Việt Nam, Báo cáo, Dự án Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên miền Trung, 2008.
Acharya PB, DK, Acharya and Modi HA, Optimization for cellulase production by Aspergillus niger using saw dust as substrate, African Journal of Biotechnology. 7 (22), (2008), 4147-4152.
Aguiar, CL, Biodegration of the cellulose from sugarcane bagasse by fungal cellulase, Cienc. Tecnol. Aliment, 3(2), (2001), 117-121.
Ghose TK, Mesurement of cellulase activities, IUPAC, Pure & Appl. Chem, 59(2), (1987), 257-268.
Kang SW, Park YS, Lee JS, Hong SI, Kim SW, Production of cellulases and hemicellulases by Aspergillus niger KK2 from lignocellulosic biomass, Bioresour Technol. 91(2), (2004), 135-136.
Miller GL, Use of dinitrosalicylic acid reagent for determination of reducing sugar, Analytical Chemistry, 31(3), (1959), 426-428.
Narasimha G, Sridevi A, Buddolla Viswanath, Subhosh Chanda M. Rajasekhar Reddy B, Nutrient effects on production of cellulolytic enzymes by Aspergillus niger, African Journal of Biotechnology, 5, (2006), 472-476.
Omojasola, PF, OP, Jilani and SA, Ibiyemi, Cellulase production by some fungi cultured on pineapple waste, Nature Sci., 6, (2008), 64-69.
Selman A Waksman, Influence of microorganisms upon the carbon-nitrogen ratio in the soil, The Journal of Agricultural Science, 14, (1924), 555 -562.
Thankamani VL and Giridhar RN, Fermentative production of white pepper using indigenous bacterial isolates, Biotechnology and Bioprocess Engineering, 9, (2004), 435-439.