Thử so sánh quan niệm về Ngữ pháp chức năng của Simon Dik và Michael Halliday
Abstract
Lý thuyết Ngữ pháp chức năng lần đầu tiên được giới thuyết bởi Michael Halliday vào năm 1961 và vào những năm 70 lại tiếp tục gắn liền với tên tuổi của Simon Dik. Mặc dù ra đời ở hai thời điểm khác nhau, lý thuyết Ngữ pháp chức năng của Halliday và Dik vẫn có những điểm tương đồng bên cạnh những điểm khác biệt. Điểm tương đồng đến từ việc cả hai nhà ngôn ngữ cùng tiếp cận ngôn ngữ từ mô hình chức năng và cùng nhấn mạnh vào chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, để từ đó cho ra một tên gọi chung Ngữ pháp chức năng. Tuy nhiên, lý do để cả hai lý thuyết Ngữ pháp chức năng cùng tồn tại là ở sự khác biệt giữa chúng. Khác với Dik, Halliday lập thuyết về một Ngữ pháp chức năng đứng trên quan điểm “hệ thống”, cho rằng ngôn ngữ là mạng lưới của những sự lựa chọn. Vậy nên, Ngữ pháp chức năng của Halliday được gọi là Ngữ pháp chức năng hệ thống. Trong khi, Halliday hướng đến ngôn bản như một chỉnh thể, Dik cho rằng câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức của một ngôn ngữ. Kết quả so sánh hai quan niệm về ngữ pháp chức năng của hai nhà ngôn ngữ học này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên Ngôn ngữ học và sinh viên Ngữ văn.
References
Amrin Batubara, Understanding Halliday’s Systemic Functional Grammar, Nguồn Internet (www.asalusulbahasa.blogspot.com), 2008.
Simon Dik, Ngữ pháp chức năng, NXB ĐH Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh, 2005.
J.R.Firth, The theory of “context of situation”, Oxford University press, 1957.
Mark Halliday, Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch), NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội, 2004.
Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB Giáo dục, 2006.
Nguyễn Văn Hiệp, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, NXB Giáo dục, 2008.
J. Lachlan Mackenzie, Incremental Functional Grammar and the language of football commentary, Nguồn Internet (www.academia.edu), 2004