PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NGỮ DỤNG CỦA HÀNH ĐỘNG RÀO ĐÓN TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG HỘI THOẠI
Abstract
Từ bao đời nay, trong cách giao tiếp hàng ngày, để tránh nói ra những điều không hay có thể làm phật lòng người nghe hay không phải tự chịu trách nhiệm trước những điều mình nói, đồng thời thể hiện sự khiêm nhường, người ta không quên sử dụng cách nói lịch sự, là cách nói "rào trước đón sau". Quan sát thực tế giao tiếp của người Việt, chúng tôi thấy rất nhiều tình huống người nói lựa chọn hành động rào đón, và mục đích của hành động rào đón và các hình thức ngôn ngữ để thể hiện chúng khá là đa dạng. Ở bài viết này, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu về giá trị ngữ dụng của hành động rào đón để thấy rõ tầm quan trọng của hành động này từ thực tế giao tiếp và từ tác phẩm văn học.
References
. Diệp Quang Ban, Ứng dụng cách nhìn dạy học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu phát ngôn, Tạp chí Ngôn ngữ, số 07, (2001), 58 - 62.
. Đỗ Hữu Châu, Ngữ dụng học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tập 2, 2007.
. Đỗ Hữu Châu, Cở sở ngữ dụng học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003.
. Trần Văn Cơ, Ngôn ngữ học tri nhận, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.
. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999.
. Lý Toàn Thắng, Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992.
. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Tp HCM, 1998.
. http: //www.ngonngu.net.
. Nguyễn Công Hoan, Truyện ngắn chọn lọc 1 và 2, Nxb. Hội nhà văn Hà Nội, 2004.
. Phạm Khắc Hòe, Hồi ký Phạm Khắc Hòe, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2007.
. Nguyễn Thị Thu Huệ, Tập truyện ngắn, Nxb. Phụ nữ Hà Nội, 2003.
. Chu Lai, Phố, Nxb. Văn học Hà Nội, 2003.