ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT GẠO CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY NÂU TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Hoàng Thị Kim Hồng Khoa Sinh học, Đại học khoa học Huế
  • Nguyễn Đình Cường
  • Phạm Thị Thanh Mai

Abstract

Bài báo này trình bày kết quả đánh giá phẩm chất hạt gạo từ 8 giống lúa kháng rầy và một giống lúa đang trồng khá phổ biến ở Thừa Thiên Huế. Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng protein của các giống lúa dao động trong khoảng 8,19 - 11,56%, trong đó, hàm lượng protein đạt cao nhất ở giống BG 367-2 (11,56%) và thấp nhất ở giống IRRI 352 (8,19%). Sự hiện diện và phân bố protein trên gel SDS cũng cho thấy các băng protein nằm trong khoảng 97,4 và 66,2 kDa của giống BG 367-2 cũng dày hơn và nhiều hơn hẳn so với giống IRRI 352. Trong 8 giống lúa kháng rầy nghiên cứu thì hàm lượng tinh bột ở giống Xương Gà đạt cao nhất (81,14%) và thấp nhất là ở giống Tép Hành Đột Biến (58,97%). Dựa trên hàm lượng amylose, độ bền gel và độ trở hồ, chúng tôi nhận thấy các giống IRRI 352, Khẩu Liến và Kháu Bốc May thuộc nhóm có cơm mềm và dẻo, các giống Lúa Râu, BG 367-2 và Xương Gà thuộc nhóm trung bình, còn các giống Chiêm Nam 2, Tép Hành Đột Biến thuộc nhóm có cơm cứng. Giống Lúa Râu và Xương Gà là những giống nổi trội có nhiều ưu điểm về chất lượng và phẩm chất dinh dưỡng hạt gạo nên có thể tuyển chọn để trồng trực tiếp hoặc để lai tạo giống lúa kháng rầy, có chất lượng cao trồng ở Thừa Thiên Huế.

Từ khóa: Amylose, độ bền gel, độ trở hồ, lúa kháng rầy, protein, tinh bột.

Author Biography

Hoàng Thị Kim Hồng, Khoa Sinh học, Đại học khoa học Huế

Tổ trưởng bộ môn

References

. Bùi Bá Bổng, Nguyễn Văn Huỳnh, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Văn Chiến, Ngô Vĩnh Viễn, Mai Thành Phụng, Phạm Văn Dư, Rogelio Cabunagan, Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006.

. Nguyễn Thị Lang, Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống chất lượng cao phục vụ cho Tỉnh Tiền Giang 2003-2005, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, 2005.

. Nguyễn Văn Mùi, Thực hành Hóa sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

. Phạm Văn Phượng, Trần Thị Kim Thúy, Chọn tạo giống lúa chất lượng cao bằng phương pháp hồi giao và ứng dụng kỹ thuật điện di protein SDSPAGE, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, 3, (2006), 183-188.

. Nguyễn Văn Đĩnh, Trần Thị Liên, Nghiên cứu tính độc của 2 quần thể rầy nâu Nilarpavata lugens S. Ở Hà Nội và Tiền Giang, Hội nghị Khoa học Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005.

. Nguyễn Thanh Tường, Nguyễn Bảo Vệ, Võ Công Thành, Đánh giá phẩm chất gạo của 55 giống lúa trồng ven biển các tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, 3, (2005), 33-39.

. Kang TJ, Loc NH, Jang MO, Jang YS., Kim YS, Seo JE., Yang MS, Expression of the B subunit of E.coli heat-labile enterotoxin in the chloroplasts of plants and its characterization, Trans Res, PC-1189, (2003), 1-9.

. Lindsay, A colorimetric estimation of reducing sugars in potatoes with 3,5-dinitrosalicylic acid, Potato Res, 16, (1973), 176-179.

. Little RR, Hilder GB, Dawson EH, Differential effect of dilute alkali on 25 varieties of milled white rice, Cereal Chem. 35, (1958), 111-126.

. Lowry OH, Rousebrough NJ, Farr AL, Protein measurement with the folin phenol reagent, J. Biol. Chem. 193, (1951), 265-275.

. Sadasivam S, Manikam A, Biochemical methods for agricultural sciences, Wiley Eastern Ltd. India, 1992.

Published

2013-10-16