NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIỐNG LỢN ĐỊA PHƯƠNG (LỢN CỎ) ĐANG NUÔI TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM
Abstract
Tại các huyện miền núi Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn của tỉnh Quảng Nam đã và đang tồn tại giống lợn địa phương (lợn Cỏ). Lợn Cỏ có 2 dạng màu lông: đen và lang. Số hộ nuôi lợn Cỏ chiếm 45,69% số hộ có nuôi lợn, số lợn Cỏ chiếm 38,17% số lợn đang nuôi trong các nông hộ. Ở một số huyện lợn Cỏ có tăng chút ít trong những năm gần đây như Tây Giang, Nam Giang. Điều này khẳng định vị trí của giống lợn địa phương (lợn Cỏ) trong cơ cấu vật nuôi của các huyện miền núi là rất quan trọng. Trong lợn Cỏ thì lợn Cỏ có màu lông đen có tỷ lệ hộ nuôi là 56,13% và số lượng lợn chiếm 54,16%, cao hơn lợn lang chút ít. Tại huyện Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My 100% lợn Cỏ nuôi là lợn đen. Số lượng lợn Cỏ từ 2006 - 2009 trong cả 6 huyện nghiên cứu giảm đi rõ rệt, từ 50,88% xuống 39,79%. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển lợn Cỏ là địa hình, phong tục tập quán, mức độ áp dụng kỹ thuật và tập quán chăn nuôi của đồng bào các dân tộc ít người vùng ca… Cần tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về sức sản xuất và giá trị kinh tế của lợn Cỏ đề có hướng bảo tồn và phát triển thích hợp.
References
. Trần Văn Do, Báo cáo tóm tắt công tác bảo tồn giống lợn Vân Pa Quảng Trị, Viện Chăn nuôi. http// www.vcn.vnn.vn, 2008.
. Hoàng Gián, Kết quả điều tra giống lợn ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm, (1977), 835-840.
. Nguyễn Ngọc Huy, Khảo sát và đề xuất phương thức bảo tồn đa dạng sinh học giống vật nuôi bản địa ở Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sỹ Sinh học, 2004.
. Nguyến Đức Hưng, Lê Viết Vũ, Nghiên cứu mới quan hệ về huyết thống ở mức độ phân tử của các nhóm lợn đang nuôi tại các huyện vùng cao các tỉnh Trung Trung Bộ, Tạp chí Công nghệ Sinh học, Tập 8, Số đặc biệt 3B/2010, (2010), 1701-1708.
. Nguyễn Phước Tương, Thành tựu bước đầu về công tác cải tạo giống lợn ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm, (1984), 220-223.