NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ MẬT SỐ TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY HỒ TIÊU TẠI CAM LỘ, QUẢNG TRỊ

Authors

  • Trần Thị Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Nguyễn Tăng Tôn Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam

Abstract

Cây hồ tiêu hiện nay đang bị bệnh vàng lá gây hại, một trong những nguyên nhân gây bệnh là do tuyến trùng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thành phần và mật số tuyến trùng gây hại còn hạn chế và biện pháp phòng trừ bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu ở rễ và đất trồng hồ tiêu tại Cam Lộ, Quảng Trị xác định được 12 giống tuyến trùng. Tuyến trùng Meloidogyne sp. rất phổ biến, tuyến trùng Pratylenchus sp. và Tylenchus sp. phổ biến, còn 9 giống tuyến trùng khác là ít phổ biến. Mật số tuyến trùng ký sinh thực vật và mật số tuyến trùng Meloidogyne sp. trong đất và rễ cao nhất ở tháng 2 bởi đây là thời điểm mùa mưa thích hợp cho tuyến trùng di chuyển, tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Sau đó, tháng 10 và tháng 5 mật số tuyến trùng giảm đáng kể. Phương trình hồi quy tương quan giữa số nốt sưng ở rễ và mật số tuyến trùng Meloidogyne sp. trong rễ vào tháng 2 là y = 0,23x + 10,48 với hệ số tương quan R2 = 0,82 và tháng 5 là y = 1,38x + 7,77 với hệ số tương quan R2 = 0,75 và tháng 10 là y=1,3x + 1,50 với hệ số tương quan R2= 0,83.

References

. Phạm Văn Biên, Phòng trừ sâu bệnh hại tiêu, Nxb Nông nghiệp, 1989.

. Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, Hiệu lực của một số loại thuốc trừ tuyến trùng hại hồ tiêu và biện pháp xử lý thuốc hợp lý, Tạp chí BVTV số 6, 1990.

. Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, Tuyến trùng ký sinh ở cây hồ tiêu và các bệnh do chúng gây ra, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật (1990-1992), Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, (1993), 265-270.

. Nguyễn Ngọc Châu, Thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu ở Tân Lâm - Quảng Trị, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, Số 1, 1995.

. Đào Thị Lan Hoa, Phan quốc Sủng, Trần Thị Kim Loang, Tôn Nữ Tuấn Nam, Nguyễn Xuân Hoà và Tạ Thanh Nam, Nghiên cứu bệnh vàng lá chết chậm trên cây tiêu tại Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ, Kỷ yếu hội thảo khoa học bảo vệ thực vật phục vụ cho chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên ngày 26-27/6/2003 tại Vũng Tàu, 2003.

. Vũ Thị Nga, Cao Xuân Hà, Bước đầu nghiên cứu về tuyến trùng và rệp sáp hại tiêu, , Tập san Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, 2001.

. Trịnh Thị Thu Thuỷ, Lê Lương Tề, De Waele, Nguyễn Thị Yến, Nghiên cứu biến động số lượng quần thể tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne spp. hại cây hồ tiêu ở Miền Trung và Tây Nguyên, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 1, 2007.

. Nguyễn tăng Tôn, Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khuẩn. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học miền nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

. Agrios G.N., Plant pathology, 5 th edition. Elsevier Academic Press Publication, (2004), 831 – 832.

. Mustika I., Studies on the interactions of Meloidogyne incognita, Radopholus similis and Fusarium solani on black pepper (Piper nigrum L.), PhD thesis. Wageningen University, the Netherlands, 1990.

. Luc M., Sikora R.A. and Bridge J., Plant parasitic nematodes in subtropical and tropical agriculture, nematode parasitic of spices, Condiments and Medicinal Plants. CABI, 2005.

. Ramana K.V., Mohandas C., Plant parasitic nematodes associated with black pepper(Piper nigrum L.) in Kerela, Indian Journal of Nematology 17, (1987), 62-66.

. Speijer P. R., De Waele D., Screening of Musa Germplasm for resistance and tolerance to nematodes, INIBAP technical guidelines 1. INIBAP, Montpellier, France, (1997), 47.

. Winoto R. S., Effect of Meloidogyne species on the growth of Piper nigrum L., Malay. Agric. Res.1,(1972), 86-89.

Published

2011-10-31