NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA LAY ƠN MỚI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Nghiên cứu được tiến hành trên 8 giống hoa lay ơn mới gồm có Đỏ son, Đỏ Pháp, Đỏ Otka, Vàng nghệ, Tím cẩm, Vàng Pháp, Vàng Mắt cọp, San hô thu thập từ Lâm Đồng và giống Hồng phấn lùn (đối chứng) đang trồng phổ biến tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 2 vụ Đông Xuân từ 2009 - 2010 tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng nhân giống của các giống hoa lay ơn trồng trong điều kiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung, các giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng phù hợp với điều kiện địa phương (148 - 157 ngày), chống chịu khá với sâu bệnh hại. Các giống lay ơn thí nghiệm đều có số hoa trên chồi nhiều, chiều cao chồi hoa phù hợp, đường kính hoa đạt yêu cầu thẩm mỹ, màu sắc hoa đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Huế. Khả năng sinh củ nhỡ và nhỏ của các giống lay ơn khá tốt. Trong đó, có 3 giống là Đỏ Pháp, Đỏ son, San hô có các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh và khả năng nhân giống khá hơn so với các giống khác và giống đối chứng Hồng phấn lùn.
References
. Đinh Thế Lộc và Đặng Văn Đông, Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2005.
. Nguyễn Xuân Linh, Hoa và kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 1998.
. Nguyễn Xuân Linh, Hoa và kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 2002.
. Nguyễn Duy Minh, Cẩm nang kỹ thuật nhân giống cây trồng, Tập 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2004.
. Lê Thị Nhàn, Trần Hoài Nam, Nghệ thuật chơi hoa trồng cây cảnh, Nxb Văn hóa - Thông tin, 2007.
. Trương Hữu Tuyên, Kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông thôn, 1962.
. Lê Xuân Vinh, Bùi Văn Mãnh, Phạm Tạo, Kinh nghiệm trồng hoa và chăm sóc cây cảnh, Nxb Nông nghiệp TP HCM, 1995.