BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU KHỬ ĐỘC BÃ HẠT CÂY DẦU MÈ (Jatropha curcas L.)
Abstract
Hạt dầu mè giống Huế có độc và gây chết chuột sau 7 ngày nuôi, dầu mè giống Ấn Độ không độc đối với chuột. Lectin hạt dầu mè giống Huế gây ngưng kết mạnh với hồng cầu nhóm máu A, B, AB và ngưng kết yếu hơn đối với nhóm máu O ở người. Ở giống Ấn Độ không xảy ra hiện tượng ngưng kết đối với cả 4 nhóm máu người. Các phương pháp xử lý bã hạt dầu mè với nước, ethamol, methanol kết hợp với siêu âm đều có tác dụng làm mất khả năng gây ngưng kết hồng cầu (làm mất độc tính) của lectin trong bã hạt dầu mè. Hiệu quả khử độc của các phương pháp nghiên cứu, thể hiện qua ảnh hưởng lên thể trọng của chuột thí nghiệm, được sắp xếp theo thứ tự: Nước + siêu âm 25 phút < ethanol + siêu âm 20 - 25 phút < methanol + siêu âm 20 - 25 phút.
References
Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục.
Nguyễn Văn Mùi (2000), Thực hành hóa sinh học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
Lê Võ Định Tường (2007), Lợi ích cây diesel, Agricultural Science:tr 2-3.
Abdu-Aguye I., Sannusi A., Alafiya-Tayo R. A., Bhusnurmath S.R. (1986), Acute Toxcity Studies with Jatropha curcas L., Human Toxicology, 5(4): pp. 269-274.
Adam S.E.I. (1974), Toxic effects of Jatropha curcas in mice, Toxicology, pp. 67-76.
Aregheore E.M., Becker K., Makkar H.P.S. (2003), Detoxification of a toxic variety of Jatropha curcas using heat and chemical treatments, and preliminary nutritional evaluation with rats, University of Hohenheim D-70593 Stuttgart, Germany, pp. 50-56.
Fleish M., Maider L. (1985), Biol. Chem. Hoppe, 266: pp. 1029-1032.
Halina L., Nathan S. (1973), The biochemistry of plant lectins (Phytohemagglutinin) 832, pp. 541-567.
Makkar H.P.S., Becker K. (1997), Jatropha curcas toxicity: identification of toxic principle(s). In: 5th International symposium on poisonous plants, San Agelo, Texas, USA.
Tewari DN. (2007), Jatropha and bio-diesel, New Delhi: Oceans Books Pvt.Ltd, pp. 1- 228.