Nghiên cứu ảnh hưởng của nước ép rong sụn và chitosan đến sinh trưởng và năng suất xà lách tại thành phố Huế/Effect of seaweed extracts and chitosan on growth and yield of lettuce (Lactuca sativa) at Hue city

Authors

  • Nguyễn Đình Thi Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Abstract

Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nước ép rong sụn và chitosan đến sinh trưởng, năng suất rau xà lách tại thành phố Huế của chúng tôi cho thấy: 1) Phun nước ép rong sụn đã có tác dụng tốt, tăng sinh trưởng thân lá và năng suất rau xà lách, thời gian sinh trưởng giảm 2 ngày và thời gian sử dụng sau thu hoạch tăng 1 ngày. Nồng độ phun phù hợp là pha loảng nước ép rong sụn tỷ lệ 1/300; 2) Phun chitosan nồng độ 100ppm có tác dụng tích cực đến sinh trưởng thân lá và tăng năng suất xà lách, kéo dài thời gian sử dụng sau thu hoạch 1 ngày và rút ngắn thời gian sinh trưởng cây rau 4 ngày; 3) Sử dụng phối hợp chitosan 100ppm và nước ép rong sụn pha loảng tỷ lệ 1/300 giúp cây xà lách sinh trưởng phát triển cân đối, cho năng suất và phẩm chất cao hơn, năng suất tăng 12,73% so với đối chứng và VCR = 3,94. Trong khi sử dụng riêng lẻ chitosan hoặc nước rong sụn năng suất tăng 8,57-9,40% so với đối chứng và VCR = 3,18-3,25.

Từ khoá: Xà lách, chitosan, nước ép rong sụn

Abstract. The results of research on application seaweed extracts and chitosan for lettuce were carried out at Hue city showed that: 1) Spraying seaweed extracts 1/300 (the rate of seaweed extracts/water) could improved the growth indicators and yield, could get shorter growth life cycle 2 days and longer postharvert time 1 days; 2) Spraying chitosan 100ppm could improved the growth and yield of lettuce, could get shorter growth life cycle 4 days and longer postharvert time 1 days; 3) Using the combination seaweed extracts 1/300 + chitosan 100ppm for lettuce could be better than the control and using seaweed extracts or chitosan, the yield could be increased up to 12,73% when comparing with control and VCR = 3,94.

Key words: Lettuce, chitosan, seaweed extracts

Author Biography

Nguyễn Đình Thi, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

TS. GV

References

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abdel Mawgoud A.M.R, Tantawy AS, El Nemr MA, Sasine YN; Growth and yield responses of Strawberry plants to chitosan application; European journal of scientific research, Vol. 39, No. 1/2010, 170-177.

Mai Thị Phương Anh; Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp; NXB Hà Nội, 2007.

Nguyễn Văn Bộ; Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng; NXB Nông nghiệp, 2008.

Chouliaras V., Tasioula M., Chatzissavvidis C., Therios I., Tsabolatidou E.; The effects of a seaweed extract in addition to nitrogen and boron fertilization on productivity, fruit maturation, leaf nutritional status and oil quality of the olive (Olea europaea) cultivar Koroneiki; Journal of the science of food and agriculture, Vo. 89, 2009, 984-988.

Nguyễn Anh Dũng; Nghiên cứu ảnh hưởng chitosan oligomer đến sinh lý, sinh trưởng và khả năng kháng hạn của cà phê; Báo cáo Hội nghị CNSH toàn quốc 2009, CNSH phục vụ Nông-Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghiệp, Y-Dược và BVMT. NXB Đại học Thái Nguyên, (2009), tr.90-93.

Dutta P.K, Dutta J, Tripathi V.S; Chitin and chitosan-chemistry, properties and applications; Journal of scienific & industrial reasearch; Vol. 63, 2004, 20-31.

Võ Thị Mai Hương, Trần Thị Kim Cúc; Nghiên cứu ảnh hưởng của chitosan oligosaccharide lên sinh trưởng và năng suất cây lạc giống lạc L14; Tạp chí khoa học Đại học Huế, tập 73, số 4/2013.

Lê Thị Khánh; Giáo trình cây rau; NXB Đại học Huế, 2009.

Li X.F, Feng X.Q, Yang S, Wang T.P, Su Z.X, Effects of molecular weight and concentration of chitosan on antifungal activity against Aspergillus niger; Iranian polymer journal, Vol. 17, No. 11/2008, 843-852.

Nehal S. El Mougy, Nadia G. El Gamal, Y.O Fotouh and F. Abd El Kareem; Evaluation of different application of methods of chitin and chitosan for controlling tomato root rot disease under greenhouse and field condition; Research journal of agriculture and biological sciences, Vo. 2, N. 5/2006, 190-195.

Nhiều tác giả; Cẩm nang trồng rau; (Trần Văn Lài và Lê Thị Hà dịch); NXB Mũi Cà Mau; 2004.

Nguyễn Đình Thi; Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón lá hữu cơ pomior cho một số loại rau ăn lá ở thành phố Huế; Tạp chí khoa học Đại học Huế, tập 75B, số 6 (12/2012), tr. 175-185.

Phạm Thị Thùy; Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành Nông nghiệp tốt (GAP); NXB Nông nghiệp, 2009.

http://www.chemikinternational.com/year-2013/year-2013-issue-7/seaweed-extracts-as-biostimulants-of-plant-growth-review.

http://vesinhantoanthucpham.com.vn/thong-ke-ngo-doc-thuc-pham-tai-viet-nam

Published

2014-07-01