ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, KHẢ NĂNG CHỊU NÓNG VÀ KHÁNG BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN (Ralstonia solanacearum) CỦA TẬP ĐOÀN CÀ CHUA NHẬP NỘI TRONG VỤ HÈ THU SỚM 2013 TẠI THỪA THIÊN-HUẾ
Abstract
Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá sinh trưởng, phát triển, khả năng chịu nóng và kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) của 24 dòng/giống cà chua nhập nội trong vụ Hè Thu sớm (tháng 4 đến tháng 8) năm 2013 tại Thừa Thiên-Huế. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 5m2, 5 cây/ô . Trong 24 dòng/giống cà chua được thử nghiệm, có 10 giống không bị nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn như Hawaii 7996, Hawaii 7998, GC173, CH154, G80, G44, GC9, G5, G71, và G45. Bi ĐP, Bito và G55 có khả năng tạo hạt trong điều kiện nhiệt độ cao. Số hạt/quả và trọng lượng quả của dòng G55 lớn hơn các giống khác. Các dòng G44, G5 và G80 có trọng lượng quả lớn, không bị nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn. Bên cạnh đó, dòng G44 có độ Brix cao hơn các giống cà chua bi. Trước khi sử dụng các dòng này để làm vật liệu phục vụ chọn tạo giống cà chua kháng bệnh, chịu nóng và phẩm chất tốt, cần triển khai nghiên cứu tiếp 24 dòng/giống này ở các mùa vụ khác nhau để đánh giá chính xác tiềm năng của các giống và cần triển khai thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) với các giống kháng bệnh ở trên để tìm ra được giống kháng bệnh tốt nhất để giải quyết yêu cầu của thực tiễn sản xuất và công tác lai tạo giống cà chuaReferences
Cù Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, Trồng cà chua quanh năm, NXB Lao Động, Hà Nội, 2005.
Đoàn Xuân Cảnh, Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lai cà chua từ hệ thống lai dialel ở vụ Đông và vụ Xuân Hè, luận văn thạc sĩ nông nghiệp, ĐH NN Hà Nội, 2006.
Nguyễn Văn Viên và cs, Bệnh hại cà chua do nấm, vi khuẩn và biện pháp phòng trừ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2010
Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân, Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999
Tạ Thị Thu Cúc, Kỹ thuật trồng rau sạch, Trồng rau ăn quả, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2007.
Trần Khắc Thi, Rau ăn quả, NXB Tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, 2008.
Báo cáo tình hình khí tượng thủy văn huyện Hương Trà tháng 4 đến tháng 8 năm 2013, Trung tâm khí tượng thủy văn Hương Trà, Thừa Thiên-Huế.
A.A. Alsadon, M.A. Wahb-Allah, and S.O. Khalil, In vitro Evaluation of Heat Stress Tolerance in Some Tomato Cultivars, J. King Saud Univ., Agric. Sci., Vol. 19 (2006), 1, 13-24.
F. Dane, A.G. Hunter, O.L. Chambliss, Fruit set, pollen fertility and combining ability of selected tomato genotypes under high-temperature field conditions. Journal of the American Society of Horticultural Science, Vol. 116 (1991), 906-910.
I. Irzhansky, and Y. Cohen, Inheritance of resistance against Phytophtora infestans in Lycopersicon pimpinellifolium L3707. Euphytica, Vol. 149 (2006), 309-316
S. Geethanjali, K.Y. Chen, D.V. Pastrana, J.F. Wang, Development and characterization of tomato SSR markers from genomic sequences of anchored BAC clones on chromosome 6. Euphytica, Vol. 173 (2010), 85-97.
V. Grimault, P. Prior, G. Anais, A monogenic dominant resistance of tomato to bacterial wilt in Hawaii-7996 is associated with plant colonization by Pseudomonas-solanacearum. Journal of Phytopathology-Phytopathologische Zeitschrift, Vol. 143 (1995), 349-352.
B. Mangin, P. Thoquet, J. Olivier, N.H. Grimsley, Temporal and multiple quantitative trait loci analyses of resistance to bacterial wilt in tomato permit the resolution of linked loci. Genetics, Vol. 151 (1999), 1165-1172.
J. Rudich, E. Zamski, Y. Regev, Genotypic variation for sensitivity to high temperature in the tomato: Pollination and fruit set. Botanical Gazette, Vol. 138 (1977) , 448–452.
M.M. Peet, S. Sato and R.G. Gardner, Comparing heat stress effects on male-fertile and male-sterile Tomatoes. Plant, Cell & Environment, Vol. 21 (1998), 225-231
P. Thoquet, J. Olivier, C. Sperisen, P. Rogowsky, H. Laterrot, N. Grimsley, Quantitative trait loci determining resistance to bacterial wilt in tomato cultivar Hawaii7996. Molecular Plant-Microbe Interactions, Vol. 9 (1996), 826-836.
H.T.H. Truong, Characterisation and mapping of bacterial wilt (Ralstonia solanacearum) resistance in the tomato (Solanum lycopersicum) cultivar Hawaii 7996 and wild tomato germplasm, Von der Naturwissenschaftlichen Fakultät. Gottfried Wilhelm Leibniz Universität Hannover, 2007.
H.T.H. Truong, E. Esch, J.F. Wang, Resistance to Taiwanese race 1 strains of Ralstonia solanacearum in wild tomato germplasm. European Journal of Plant Pathology, Vol. 122 (2008), 471-479.
J.F. Wang, F.I. Ho, H.T.H. Truong, S.M. Huang, C.H. Balatero, V. Dittapongpitch, N. Hidayati, Identification of major QTLs associated with stable resistance of tomato cultivar ‘Hawaii 7996’ to Ralstonia solanacearum. Euphytica, Vol. 190 (2013), 241-252.
J.F. Wang, , P.M. Hanson, J.A. Barnes, Worldwide evaluation of an international set of resistance sources to bacterial wilt in tomato, In: Prior, P., Allen, C., Elphinstone, J. (Eds.), Bacterial wilt disease: Molecular and ecological aspects. Springer-Verlog, Berlin, pp. 269-275, 1998
J.F. Wang, J. Olivier, P. Thoquet, B. Mangin, L. Sauviac, N.H. Grimsley, Resistance of tomato line Hawaii7996 to Ralstonia solanacearum Pss4 in Taiwan is controlled mainly by a major strain-specific locus. Molecular Plant-Microbe Interactions, Vol. 13 (2000), 6-13.