TẢO LỤC PHÙ DU VÀ CHỈ SỐ DINH DƯỠNG CHLOROPHYCEAN Ở SÔNG HƯƠNG VÀ SÔNG BỒ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Lương Quang Đốc Trường Đại học Khoa học
  • Phan Thị Thúy Hằng Trường Đại học Khoa học
  • Trần Nguyễn Quỳnh Anh Trường Đại học Khoa học
  • Vũ Thị Thanh Tâm Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững tại TP. Huế

Abstract

Tảo phù du được xem là một trong những nhóm sinh vật có khả năng phát hiện nhanh những biến động của môi trường nước. Nghiên cứu này đề cập đến các loài tảo Lục phù du và khả năng sử dụng chúng thông qua chỉ số Chlorophycean để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng cộng có 118 loài và dưới loài tảo Lục được ghi nhận có phân bố ở các dòng sông nói trên thông qua phân tích 108 mẫu định tính qua 6 đợt khảo sát trên 18 trạm từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013. Phân bố thành phần loài và mật độ tảo Lục trong thời gian nghiên cứu cũng được xác định. Ở sông Hương, số lượng loài tảo Lục phù du có sự hiện diện khá đồng đều theo thời gian với số loài gặp trung bình ở các trạm khảo sát trên dòng chính cao hơn so với các nhánh Tả Trạch hoặc Hữu Trạch. Ở sông Bồ, không có sự khác biệt rõ về số loài hiện diện theo không gian khảo sát nhưng ghi nhận là phong phú hơn trong các tháng mùa hè. Mật độ tảo Lục phù du ở sông Hương biến động từ  200 - 18.500 tế bào/L và ở sông Bồ là   300 - 89.800 tế bào/L tùy theo trạm khảo sát. Chỉ số Chlorophycean ở các trạm cho thấy sông Hương và sông Bồ có môi trường nước giàu dinh dưỡng (chỉ số Chlorophycean > 1), ngoại trừ ba trạm khảo sát trên nhánh Hữu Trạch và trạm BO1 (cách cầu An Lỗ khoảng 6 km về phía thượng lưu) ở sông Bồ là nghèo dinh dưỡng.

Author Biographies

Lương Quang Đốc, Trường Đại học Khoa học

Giảng viên

Phan Thị Thúy Hằng, Trường Đại học Khoa học

Giảng viên

Trần Nguyễn Quỳnh Anh, Trường Đại học Khoa học

Giảng viên

Vũ Thị Thanh Tâm, Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững tại TP. Huế

Cán bộ nghiên cứu

References

Belcher H. & Swale E., An illustrated guide to River Phytoplankton, Her Majesty’s Stationery Office, London, 1979.

Bellinger E.G. & Sigee D.C. , Freshwater algae: identification and use as bioindicators, Willey-Blackwell, UK, 2010.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. QCVN 08: 2008/BTNMT, 2008.

Kumar R.N., Solanki R & Kumar N.J.I., Spatial variation in phytoplankton Diversity in the Sabarmati River Gujarat India, Annals of Environmental Science,Vol 6 (2012), 13-28.

Võ Hành, Mai Văn Sơn, Nghiên cứu đa dạng tảo Lục (Chlorophyta) ở hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa), Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3 (2009), Viện ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam.

Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Mạnh Hưng, Thủy Châu Tờ & Nguyễn Minh Cường, Đánh giá chất lượng nước sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI), Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 58 (2010), 77-85.

Tôn Thất Pháp, Lương Quang Đốc & cs., Đánh giá nhanh hiện trạng phát triển của thực vật thủy sinh trên sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo đề tài nghiên cứu, Ban QL dự án sông Hương (2007), 27 tr.

Dương Đức Tiến, Võ Hành, Tảo nước ngọt Việt Nam – Phân loại bộ tảo Lục (Chlorococcales). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.

Trần Anh Tuấn & Lê Thị Tịnh Chi, Các tác động tiêu cực của sự gia tăng nhu cầu nước cấp đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 53 (2009), 157-163.

Van den Hoek C., Mann D.G., Jahns H.M., Algae - An introduction to phycology. Cambridge University Press, UK, 1998.

Published

2014-07-01