KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM) ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Authors

  • Trần Thị Bích Ngọc Trường Đại học Kinh tế

Abstract

Bài báo này kiểm định mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model – CAPM) đối với 10 cổ phiếu được niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán (SGDCK) Thành Phố Hồ Chí Minh dựa trên số liệu về tỷ suất sinh lợi tháng giai đoạn từ tháng 01/2007 đến tháng 05/2013. Bên cạnh đó, mô hình CAPM cũng được kiểm định đối với danh mục đầu tư (DMĐT) được xây dựng từ các cổ phiếu nghiên cứu. Mô hình hồi quy đơn và phương pháp bình phương nhỏ nhất được áp dụng trong bài báo này. Trong trường hợp xuất hiện sự tự tương quan giữa các phần dư chỉ ra bởi kiểm định Durbin-Watson, hai quy trình Cochrane-Orutt và Hildreth-Lu được sử dụng để khắc phục vấn đề này. Kết quả thực nghiệm ủng hộ mô hình CAPM đối với các cổ phiếu nghiên cứu. Mức bù rủi ro thị trường và mức bù rủi ro của cổ phiếu có quan hệ tuyến tính và rủi ro càng cao thì tỷ suất sinh lợi càng cao. Đối với DMĐT, kết quả nhận được cũng tương tự. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy rằng hệ số beta không giải thích được tốt mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro hệ thống đối với các cổ phiếu trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh do hệ số xác định nhận được tương đối thấp.

Từ khóa : CAPM, hệ số beta, Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh, tự tương quan, kiểm định Durbin-Watson, quy trình Cochrane-Orutt, quy trình Hildreth-Lu.

 

Author Biography

Trần Thị Bích Ngọc, Trường Đại học Kinh tế

Khoa Kế toán - Tài chính

Tiến sĩ kinh tế

References

Alina Lucia Trifan, Testing Capital Asset Pricing Model for Romanian Capital Market, Annales Universitatis Apulensis Series Oeconomica, (1), Số 11 (2009), trang 426-434.

D. Cochrane và G.H. Arcutt, “Ứng dụng của các phép hồi qui bình phương tối thiểu cho các mối liên hệ bao gồm các số hạng sai số tự tương quan”, Journal of the American Statistical Association, Tập 44, 1949, trang 32-61.

Eugene F. Fama & Kenneth R. French, The Capital Asset Pricing Model: Theory and Evidence, Journal of Economic Perspectives, (18), Số 3 (2004), trang 25–46.

G. Hildreth và J.Y.Lu, “Các quan hệ cầu với các nhiễu tự tương quan”, Trường ĐHTH Michigan, Trạm thí nghiệm nông nghiệp, Tech. Bull. 276, T.11/1960.

Harry Markowitz, Portfolio Selection, The Journal of Finance, (7), Số 1 (1952), trang 77-91.

Kapil Choudhary & Sakshi Choudhary, Testing Capital Asset Pricing Model: Empirical Evidences from Indian Equity Market, Eurasian Journal of Business and Economics, (6), Số 3 (2010), trang 127-138.

Isabelle Cadoret và cộng sự, Econométrie appliquée, De Boeck, Bỉ, 2009.

Josipa Džaja&Zdravka Aljinović, Testing CAPM Model on the Emerging Markets of Central and Southeastern Europes, Croatian Operational Research Review (CRORR), (4), (2013), trang 164-175.

Michailidis, G., S. T. D. Papanastasiou, and E. Mariola (2006): “Testing the Capital Asset Pricing Model (CAPM): The case of the emerging Greek securities market”, International Research Journal of Finance and Economics.

William F. Sharpe,Capital Asset Prices: A Theory of Market Equilibrium under Conditions of Risk,The Journal of Finance, (19), Số 3 (1964), trang 425-442.

Published

2015-04-15