MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÂY HƯƠNG LÂU - Dianella ensifolia TẠI THỦY PHƯƠNG, HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Vùng Thủy Phương thuộc thị xã Hương Thủy của tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất gò đồi tương đối lớn với nhiều loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị trong đó có cây Hương Lâu - Dianella ensifolia (L.) DC. Hiện tại tài nguyên này đang dần bị khan hiếm và suy kiệt do bị khai thác quá mức để làm hương liệu cho sản xuất nhang thắp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cây Hương Lâu phân bố rộng với độ thường gặp là 78,95%, rễ có chứa tinh dầu, được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhang thắp. Đây là loài cây có giá trị khai thác cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương trong những lúc nông nhàn tại Thủy Phương - Hương Thủy - Thừa Thiên Huế. Cây có phương thức sinh sản hữu tính và vô tính, nhu cầu về ánh sáng không cao nên có thể gây trồng dưới tán rừng để tạo nguồn nguyên liệu nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi này.
Keyword: Dianella ensifolia, tài nguyên thực vật, hương liệu
References
Địa chí Thừa Thiên Huế - phần Tự nhiên. Nxb Khoa học Xã hội. 2005
Hoàng Chung. Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2006
Lê Đức Diên, Cung Đình Lượng. Nhu cầu ánh sáng đối với một số cây rừng. Khoa Sinh học - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 3, tr. 28-35. 1968
Trần Minh Hợi. Nghiên cứu cây Hương Lau (Vetiveria zizanioides (L.) Nash) tại một số địa phương ở Việt Nam, Luận án PTS Sinh học, Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam. 1995
Nguyễn Nghĩa Thìn. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2007
Vũ Văn Vụ. Thực tập Sinh lý thực vật. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2005
Grodzinxki (Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Đình Huyên dịch). Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực vật. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 1981
Delistorianov J. và Toledo A.P. Anatomical Study to localise the oil in the root of Vetiveria zizanioides. Bragantia. 19 (2). 1960
Kartusch R. and Kartusch B. Nachweis and lokalisierung der wurzel von Vetiveria zizanioides (L.). Mikroskopie (Wien) 34. 1978