ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
Abstract
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã (Bình Thạnh, Bình Khương, Bình Dương) đại diện cho 3 vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển tại huyện Bình Sơn, trong năm 2012 – 2013 nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa cho giá trị gia tăng thấp nhất tại cả 3 vùng nghiên cứu, loại hình sử dụng đất chuyên màu cho giá trị gia tăng cao nhất, đặc biệt tại vùng đồng bằng và vùng ven biển với 407.302 nghìn đồng/ha ở LUT ớt – ngô – dưa chuột và 196.870 nghìn đồng/ha ở LUT dưa hấu - đậu xanh – ngô. Các LUT chuyên màu cũng là LUT giải quyết nhiều công lao động nhất (>1000 công/ha tại vùng đồng bằng). Mức đầu tư phân bón và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân cho cây trồng tại điểm nghiên cứu chưa hợp lý. Trong thời gian tới cần duy trì các LUT có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường và áp dụng các giải pháp đồng bộ để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Bình Sơn.
References
Đỗ Nguyên Hải, 1999, Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất l¬ượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Sơn, 2013, Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2008, 2012.
Tadon .H. L.S, 1993, Soil fertility and fertilizer Use an Overview of Research for Increasing and Sustaining Crop Produtivity, CASAFA - ISSS - TWA, Workshop on the Intergration of Natural and Man Made Chemicals in Sustainable Agriculture in Asia, New Delhy, India.
Vũ Thị Bình, 1993, Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, tháng 3, trang 391-392.