HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH SINH TRƯỜNG VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH LỞ CỔ RỄ, THỐI TRẮNG THÂN CÀ CHUA BẰNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Authors

  • Thái Thị Huyền
  • Lê Như Cương Trường Đại học Nông lâm
  • Trần Thị Thanh Hà

Abstract

Với những chất do cây trồng tiết ra, tập đoàn vi khuẩn vùng rễ có những khác biệt so với vi khuẩn trong đất. Phần lớn vi khuẩn vùng rễ trung tính, một phần có hại và một phần có lợi. Nhóm vi khuẩn có ích vùng rễ có khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng cũng như hạn chế bệnh hại. Trong nghiên cứu này, một số vi khuẩn có ích vùng rễ Pseudomonas sp. chủng R4D2, Burkholderia sp. chủng HR77, và Bacillus sp. chủng S20D12 có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng và hạn chế bệnh hại được nghiên cứu khả năng kích thích sinh trưởng và hạn chế bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani và bệnh thối trắng thân do nấm Sclerotium rolfsii gây ra thử nghiệm trên cây cà chua giống TN507 trong điều kiện nhà lưới. Kết quả nghiên cứu về khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng cho thấy rằng vi khuẩn Bacillus sp. chủng S20D12 làm tăng tỉ lệ mọc 10,8% tại thời điểm 2 tuần sau gieo. Tât cả các vi khuẩn lây nhiểm đều làm tăng chiều cao cây. Kết quả nghiên cứu phòng trừ sinh học bệnh lở cổ rễ cho thấy các chủng vi khuẩn nghiên cứu có hiệu quả hạn chế bệnh từ 25,0% đến 62,5%. Kết quả nghiên cứu phòng trừ sinh học bệnh thối trắng thân cho thấy các chủng vi khuẩn nghiên cứu có hiệu quả hạn chế bệnh từ 15,5% đến 49,7%. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vi khuẩn Bacillus sp. chủng S20D12 là vi khuẩn có khả năng kích thích sinh trưởng cây cà chua và hạn chế bệnh hại tốt nhất, đây là chủng hứa hẹn trong sử dụng kích thích sinh trưởng và hạn chế bệnh lở cổ rễ, thối trắng thân cà chua.

 

References

Lê Thị Khánh, Giáo trình cây rau, NXB Đại Học Huế, 2009

Nguyễn Văn Viên, Vũ Triệu Mân, Một số kết quả nghiên cứu về bệnh chết héo cây cà chua do nấm Sclerotium rolfsii Sacc., Tạp chí BVTV, số 6/1998, tr 18-21.

Nguyễn Văn Viên, Nghiên cứu về bệnh hại cà chua vùng Hà Nội và phụ cận, Tạp chí BVTV, 1998.

Hameeda, B., Harini, G., Rupela, O.P., Rao, J.V.D.K.K., Reddy, G. (2010). Biological control of chickpea collar rot by co-inoculation of antagonistic bacteria and compatible Rhizobia. Indian Journal of Microbiology 50, 419-424.

Le, C.N. (2011). Diversity and bilogical control of Sclerotium rolfsii Sacc.,causal agent of stem rot of groundnut, PhD Thesis. Wageningen University, Wageningen, The Netherlands. ISBN 978-94-6173-107-4.

Le, C.N., Kruijt M, Raaijmakers JM, 2012a. Involvement of phenazines and lipopeptides in interactions between Pseudomonas species and Sclerotium rolfsii, causal agent of stem rot disease on groundnut. Journal of Applied Microbiology 112, 390-403.

Le, N.C., Mendes R., Kruijt M., Raaijmakers J., 2012b. Genetic and phenotypic diversity of Sclerotium rolfsii Sacc. in groundnut fields in central Vietnam. Plant Disease 96, 389-97.

Persley, D. (1994). Diseases of vegetable crops. Department of Primary Industries Queensland.

Raaijmakers J.M., De Bruijn I., Nybroe O., Ongena M., 2010. Natural functions of lipopeptides from Bacillus and Pseudomonas: more than surfactants and antibiotics. Fems Microbiology Reviews 34, 1037-62.

Tonelli, M.L., Furlan, A., Taurian, T., Castro, S., Fabra, A. (2011). Peanut priming induced by biocontrol agents. Physiological and Molecular Plant Pathology 75, 100-105.

Published

2014-07-01