NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CỦA CÁ NÂU
Abstract
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng được thực hiện tại khoa Thủy sản – Đại học Nông Lâm Huế và khoa Sinh Đại học Khoa Học Huế. Cá nâu được thu ngẫu nhiên từ phá Tam Giang 82 mẫu. Kết quả phân tích cho thấy, thành phần thức ăn của cá Nâu rất đa dạng, gồm 19 loại đại diện cho thuộc 6 nhóm khác nhau (4 ngành Tảo và 2 ngành động vật không xương sống và mùn bã hữu cơ). Trong đó, ngành Tảo Silic - Bacillariophyta chiếm ưu thế về thành phần (11 chi), ngành Tảo Lam - Cyanophyta có 1 chi, Ngành Tảo Lục - Chlorophyta có 2 chi và ngành Tảo Đỏ - Rhodophyta có 2 chi. Trong thành phần thức ăn của cá Nâu còn gặp các đại diện của 2 ngành động vật không xương sống là ngành Giun đốt - Annelida với đại diện là lớp giun nhiều tơ Polychaeta và nhóm giáp xác chân chèo Copepoda đại diện cho ngành Chân khớp – Arthropoda.
References
Lý văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền (2010), “Ảnh hưởng của độ mặn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus) từ giai đoạn hương lên giống”. Tạp chí khoa học 14b-2010, tr 90-99.
Lý văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương (2010), “Nghiên cứu biện pháp kích thích cá nâu (Scatophagus argus) sinh sản nhân tạo bằng các loại hormone khác nhau”. Tạp chí khoa học 14b-2010, tr 257-264.
Dương Thị Nga (2009), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) ở đầm phá Thừa Thiên Huế”. Luận văn cao học, chuyên ngành sinh học, Trường Đại học Khoa học Huế.
Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền, Lý Văn Khánh (2004), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766)”. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, số 2, tr. 49-57.
Võ Thành Tiếm (2004), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá nâu (Scatophagus argus) tại Cà Mau”. Luận văn thạc sỹ, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.