NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM MỐC Aspergillus flavus TRÊN NGÔ CỦA MỘT SỐ HOẠT CHẤT CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN

Authors

  • Lê Thanh Long
  • Nguyễn Hiền Trang Trường Đại học Nông lâm

Abstract

Nhiễm nấm mốc trong quá trình bảo quản nông sản là vấn đề nghiêm trọng và đáng quan tâm trong công nghiệp thực phẩm. Trong đó, Aspergillus flavus được biết đến như một tác nhân chính gây hư hỏng nhiều loại thực phẩm và sinh độc tố aflatoxins - những chất có độc tính cao và có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng. Chủng nấm mốc Aspergillus flavus N1 đã được phân lập từ các nguồn ngô cho nhiễm mốc tự nhiên. Tiến hành quan sát đại thể (màu sắc, kích thước khuẩn lạc) trên môi trường Czapek agar, và vi thể (hình dáng bào tử, khả năng bắt màu tím gential) trên kính hiển vi kết hợp so sánh với loài Aspergillus flavus đối chứng. Đồng thời chủng nấm mốc này được định danh bằng phương pháp giải trình tự 28S rRNA, kết quả phân tích thể hiện sự tương đồng trình tự cao với loài Aspergillus flavus và được ký hiệu là Aspergillus flavus N1. Kết quả khảo sát khả năng kháng A. flavus N1 trên ngô của một số hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên cho thấy ở nồng độ 20% cả dịch tỏi và dịch quế đều có khả năng kháng nấm tốt (đường kính vòng kháng nấm lần lượt là 1,89cm và 2,05cm), dung dịch hành tăm là 30% (đường kính vòng kháng là 1,86cm), trong khi đó dung dịch oligochitosan ở nồng độ 0,4% có khả năng kháng mạnh nhất (đường kính vòng kháng là 2,32cm) và dung dịch chitosan 1% có khả năng ức chế A. flavus N1 tốt nhất với tỷ lệ ức chế là 36,00%.

Từ khóa: Aspergillus flavus, chitosan, hoạt chất tự nhiên, kháng nấm, oligochitosan

References

Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Chúc, Lê Văn Việt Mẫn (2011) Thực tập vi sinh vật học thực phẩm. Trường Đại học Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

Đặng Hồng Miên (1980) Nấm mốc độc trong thực phẩm. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

Lê Thiên Minh, Phùng Thị Tuyết Mai, Đỗ Tất Thủy (2012) Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm tạo màng sinh học chứa chitosan và nấm men đối kháng tới nấm mốc gây thối hỏng quả Thanh Long. Tạp chí Công nghệ nông thôn,số 4: 18-22.

Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân (2007) Giáo trình bệnh cây nông nghiệp. NXB Nông nghiệp.

Ngô Thị Mai Vi (2009) Nghiên cứu bệnh nấm hại hạt giống lạc tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An và biện pháp sinh học phòng trừ bệnh. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

Allan C.R., Hadwigar L.A. (1974) Studies on the fungistatic activity of chitosan. Exp. Mycology 3, 258.

Asgar A, Mahmud T.M., Kamaruzaman S, Yasmeen S. (2010) Potential of chitosan coating in delaying the postharvest anthracnose (Colletotrichum gloeosporioides Penz) of Eksotika II papaya. International Journal of Food Science and Technology 45: 2134-2140.

El G., Arul J., Asselin A., Benhamou N. (1992) Antifungal activity of chitosan on post-harvest pathogens: induction of morphological and cytological alterations in Rhizopus stolonifer. Experimental Mycology 96(9): 769-779.

Feldberg R.S., Chang S.C., Kotik A.N., Nadler M., Neuwirth Z., Sundstrom D.C, and Thompson N.H. (1998) In vitro mechanism of inhibition of bacterial cell growth by allicin. Antimicrobial Agents Chemotherapy32(12): 1763-1768.

Gurdip S., Sumitra M., Lampasona M.P., Cesar A.N (2007) A comparison of chemical, antioxidant and antimicrobial studies of cinnamon leaf and bark volatile oils, oleoresins and their constituents. Food and Chemical Toxicology 45:1650-1661.

Hernández L.A., Valle M.G, Guerra-Sánchez M.G (2011) Current status of action mode and effect of chitosan against phytopathogens fungi. Microbiology Research5(25): 4243-4247.

Heng Y., Xiaoming Z., Du Y.(2010) Oligochitosan: A plant diseases vaccine- A review. Carbohydrate Polymers 82(1):1-8.

Jun T., Bo H., Xiuli L., Hong Z., Xiaoquan B., Jingsheng H., Youwei W. (2012) The control of Aspergillus flavus with cinnamomum jensenianum Hand.-Mazz essential oil and its potential use as a food preservative. Food Chemistry 130: 520-527.

Junguang X., Xiaoming Z., Xiuwen H., Yuguang D. (2007) Antifungal activity of oligochitosan against Phytophthora capsici and other plant pathogenic fungi in vitro.Pesticide Biochemistry and Physiology 87: 220-228.

Mei-chin Y., Shih-ming T. (1999) Inhibitory effect of seven Allium plants upon three Aspergillusspecies. International Journal of Food Microbiology 49: 49-56.

Mohannad G., Saghir A.L (2009). Antibacterial assay of cinnamomum cassia (Nees and Th. Nees) nees ex blume bark and thymus vulgaris l. leaf extracts against five pathogens. Journal of Biological Sciences 9 (3): 280-282.

Octavio C.A., Mario O.C., Ema C.R., Armando B.Y,Leticia L.F., Maribel P.J. (2011) Antifungal effect of chitosan on the growth of Aspergillus parasiticus and production of aflatoxin B1. Polymer International 60: 937-944.

Pankaj K., Bhatt R.P, Sati O.P., Vinod K.D, Lokendra S. (2010) In-vitro antifungal activity of different fraction of Juniperus communisleaves and bark against Aspergillus niger and aflatoxigenic Aspergillus flavus. International Journal of Pharma and Bio Sciences 1(1): 1-7.

Saori A. and Nancy P.K. (2011) Aspergillus flavus.Department of Plant Pathology, Department of Bacteriology, Department of Medical Microbiology and Immunology, University of Wisconsin, Madison, WI, 53706.

Xiao-Fang L., Xiao-Qiang F., Sheng Y., Ting-Pu W. and Zhong-Xing S. (2008) Effects of molecular weight and concentration of chitosan on antifungal activity against Aspergillus niger. Iranian Polymer Journal 17(11): 843-852.

Yasuo Y. and Keizō A. (1977) Evaluation of the in vitro antifungal activity of allicin. Antimicrobial Agents and Chemotherapy11(4): 743-749.

Yona S., Einav S., David M., Talia M., Aharon R., Meir W., Nir O. (2004) Efficacy of allicin, the reactive molecule of garlic in inhibiting Aspergillus spp. in vitro and in a murine model of disseminated aspergillosis. Journal of Antimicrobial Chemotherapy 53: 832-836.

Yunjian D., Yuqiao Z., Shuchao D., Bao Y. (2009) Preparation of water-soluble chitosan from shrimp shell and its antibacterial activity. Innovative Food Science and Emerging Technologies10 (1):103-107.

Published

2014-07-13