NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT HỢP RƠM RẠ, BÈO TÂY, PHÂN LỢN VÀ CHẾ PHẨM TRICHODERMA ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Đề tài được tiến hành tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với mục đích là xác định được dạng vật liệu và tỷ lệ ủ phân hữu cơ tốt nhất trên cơ sở sử dụng kết hợp rơm rạ, bèo tây, phân lợn và chế phẩm Trichoderma. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ủ chế phẩm Trichoderma vào phân lợn tốt hơn so với không ủ. Các công thức có vật liệu ủ rơm rạ ≥ 50% có hàm lượng hợp chất khô khá cao, ngược lại các công thức có vật liệu ủ là bèo tây thì hàm lượng chất khô khá thấp. pH có xu hướng tăng dần theo thời gian ủ. Trong các vật liệu sử dụng thì sử dụng bèo tây kết hợp với phân lợn và chế phẩm cho kết quả có hàm lượng đạm cao hơn so với ủ với rơm rạ, nhưng đối với hàm lượng lân và kali thì ủ rơm rạ kết hợp với phân lợn và chế phẩm tốt hơn so với ủ bèo tây. Nhìn chung tỷ lệ ủ 1:1 phù hợp hơn so với tỷ lệ ủ 3:1 và 1:1:2 đối với cả ba vật liệu ủ là rơm rạ, bèo tây và phân lợn về các tính chất như pH, hàm lượng chất khô, đạm, lân và kali tổng số.
References
. Nguyễn Văn Bộ, Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.
. Hoàng Thị Thái Hòa, Lê Hoài Lam, Đỗ Đình Thục, Richard Bell, Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân hữu cơ và phương pháp bón đến năng suất lạc trên đất cát huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tạp chí Khoa học đất, số 39 (2012), 37-41.
. Phạm Tiến Hoàng, Phân hữu cơ trong hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng, Tạp chí Khoa học đất, số 18 (2003), 49 -54
. Syers J.K., Craswell E.T, Role of soil organic matter in sustainable agricultural systems, ACIAR proceeding of the workshop “Soil Organic Matter Management for Sustainable Agriculture” held in Thai Lan from 24-26 Aug, 1994. Australian Center for International Agricultural Research.
. Son TTN and PP Ramaswami, Bioconversion of organic wastes for sustainable agriculture, OMORICE 1997 5:56-61.