NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY NÂU HP28 TẠI THỪA THIÊN HUẾ.

Authors

  • Nguyễn Tiến Long Dai hoc Nong Lam
  • Trần Đăng Hòa
  • Trần Thị Lệ
  • Hoàng Hải Vân
  • Trương Thị Diệu Hạnh
  • Nguyễn Thị Thu Thủy

Abstract

Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal (Homoptera: Delphacidae) là sâu hại nguy hiểm ở tất cả các vùng trồng lúa của Việt Nam. Gieo trồng giống lúa kháng rầy là biện pháp phòng chống rầy nâu có hiệu quả nhất trong hệ thống quản lý dịch hại lúa tổng hợp (IPM). Một trong số những giống lúa được đánh giá có khả năng kháng rầy nâu tại Thừa Thiên Huế là giống HP28. Tuy nhiên, để đưa giống này vào sản xuất trên địa bàn cần phải xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển, và năng suất của giống lúa kháng rầy nâu HP28 trong vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Thừa Thiên-Huế. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2. Kết quả đã xác định được đối với giống lúa HP28 ở Thừa Thiên Huế với mật độ gieo 60kg/ha thóc giống cho năng suất cao nhất và tăng khả năng kháng rầy nâu  ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Từ khóa: Giống kháng, Nilarpavata lugens, rầy nâu, mật độ gieo sạ

References

Heong K.L. and B. Hardy (2009). Planthoppers: New threats to the sustainability of intensive rice production systems in Asia. IRRI

Hồ Khắc Tín. Giáo trình Côn trùng nông nghiệp (1982) Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội

Lương Minh Châu, Lương Thị Phương và Bùi Chí Bửu (2006). Đánh giá tính kháng của các dòng giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt đối với các quần thể rầy nâu tại đồng bằng sống cửu long, 2003 – 2005. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kỳ 2, 4/2006: 16- 18.

Nguyễn Như Hà (2006), Nghiên cứu mức phân bón và mật độ thích hợp cho giống lúa chịu mặn tại Hà Giang, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp 85/2006.

Nguyễn Tiến Long, Trần Thị Hoàng Đông, Lê Khắc Phúc, Trần Đăng Hòa (2012) các dòng sinh học (Biotype) của rầy nâu Nilarpavata lugens Stal (HOMOPTERA: DELPHACIDAE) tại Thừa Thiên Huế

Nguyễn Văn Đĩnh, 2004. Một số nhận xét về tình hình dịch hại lúa 5 năm 1999 – 2003. Tạp chí Bảo vệ Thực vật 4: 33 – 39.

Nguyễn Văn Đĩnh, Trần Thị Liên, 2005. Nghiên cứu độc tính của hai quần thể rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Hà Nội và Tiền Giang. Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới. Tập 1: Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 289 – 298.

Nguyễn Văn Huỳnh, Lê Thị Sen, 2003. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Phần B: Côn trùng gây hại cây trồng chính ở đồng bằng sông Cửu Long. Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.

Tanaka K., Matsumura M., 2000. Development of virulence to resistant rice varieties in the brown planthopper, Nilaparvata lugens (Homoptera: Delphacidae), immigrating into Japan. Applied Entomology and Zoology 35: 529 – 533.

Trần Đăng Hòa, Lê Văn Hai, Trương Thị Diệu Hạnh, Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Thị Lệ (2009). Tính kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) của các giống lúa địa phương tại các tỉnh miền Trung, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 4/2009, 34-38.

Trần Đăng Hoà, Trần Thị Hoàng Đông, Nguyễn Tiến Long (2012) Xác định các dòng sinh học (biotype) của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) và chọn lọc giống lúa kháng rầy ở một số tỉnh Miền Trung, Hội thảo quốc tế định hướng nghiên cứu lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, IRRI.

Published

2014-05-13