DIỄN NGÔN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986
Abstract
Bên cạnh việc sáng tạo và sử dụng các kiểu lời của người kể chuyện (lời kể, lời tả, lời bình luận), nhằm tăng hiệu quả tự sự, các nhà văn viết về đề tài lịch sử sau năm 1986 đã có nhiều sách lược tổ chức diễn ngôn nhân vật khá độc đáo. Vận dụng lí thuyết tự sự học về diễn ngôn, chúng tôi muốn khẳng định những cách tân nghệ thuật và sự vận động tư duy tự sự lịch sử của các nhà văn trong bối cảnh, tâm thế hiện đại, hậu hiện đại. Trong đó chúng tôi nhấn mạnh đến phương thức tổ chức ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật như là cách thức hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh, khám phá, diễn giải lịch sử và số phận con người.
References
TÀI LIỆU THAM KHẢO
. Bakhtin M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
. Bakhtin M. (1993), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
. Nam Dao và Nguyễn Mộng Giác, “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử”, nguồn: http://nguyenmonggiac.info.
. Trương Đăng Dung (1998), “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mĩ học của G.Lucacs”, Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
. Nguyễn Thái Hòa (2005), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB. Giáo dục, H., tr.65.
. Ilin I.P. và Atzurganova E. (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ 20, Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
. Jahn Manfred (2005), Trần thuật học, nhập môn lý thuyết trần thuật, Nguyễn Thị Như Trang dịch, Hà Nội (Tài liệu lưu hành nội bộ).
. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.