Nghiên cứu, chế tạo bê tông cường độ cao M60 sử dụng vật liệu địa phương
Abstract
Bê tông cường độ cao (HSC) là một loại vật liệu mới. Ngoài các thành phần vật liệu như bê tông truyền thống, còn có vật liệu khoáng siêu mịn và phụ gia siêu dẻo. Chúng có tác dụng làm giảm độ rỗng hỗn hợp và giúp quá trình thủy hóa của xi măng diễn ra tốt hơn, tính công tác của bê tông cao hơn. Nhờ đó có thể tạo ra loại bê tông có cường độ chịu nén (R28) lên đến 60 MPa– 100 MPa, trong khi công nghệ sản xuất bê tông trong nước hiện chỉ đạt đến khoảng 50 MPa (phổ biến là loại 40 MPa hoặc thấp hơn). HSC giúp tăng độ bền khai thác của công trình lên đến 100 năm.Trong bài báo này, các tác giả muốn trình bày kết quả nghiên cứu và chế tạo HSC M60 trên cơ sở sử dụng vật liệu địa phương kết hợp phụ gia khoáng Silica-fume và phụ gia siêu dẻo Viscorete 3000-20. Từ đó, đưa ra cấp phối tối ưu cho HSC có R28 = 60 MPa, làm cơ sở để ứng dụng vào thực tế các công trình xây dựng. Toàn bộ các thí nghiệm này đã được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm kiểm định Vật liệu xây dựng (LAS-XD 1216) của Trường Trung học Giao thông vận tải Huế.
References
. Phạm Duy Hữu, Công nghệ bê tông và bê tông đặc biệt, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2005.
. Phạm Duy Hữu, Nguyễn Ngọc Long, Đào Văn Đông, Phạm Duy Anh, Bê tông cường độ cao và bê tông chất lượng cao, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2008.
. Phạm Duy Hữu, Đào Văn Đông, Vật liệu xây dựng mới, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2010, trang 73 – 80.
. Bộ GTVT, 22TCN 276 – 01 “ Tiêu chuẩn thiết kế thành phần và Quy trình chế tạo bê tông mác M60 - M80 từ xi măng PC40 trở lên”, Hà Nội, 2001.
. Hoàng Phương Hoa, Nguyễn Thanh Lập, Nghiên cứu bê tông tự đầm sử dụng vật liệu địa phương, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại họcĐà Nẵng,số 2, (2011), 20 - 27.
. Bùi Hồng Trung, Huỳnh Phương Nam, Hồ Nguyễn Quốc Cường, Nghiên cứu sử dụng bê tông cường độ cao trong xây dựng kết cấu mương dọc, hố ga trên địa bàn thành phố đà Nẵng. Báo cáo đề tài khoa học cấp cơ sở, Sở Giao thông vận tải Thành phố Đà Nẵng, 2011.