ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHIỄM KHUẨN TRÊN THỊT LỢN CỦA CÁC CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU SÚC SẢN VÀ CÁC LÒ MỔ TIÊU THỤ NỘI ĐỊA
Abstract
Tóm tắt. Hằng ngày con người trên thế giới sử dụng một lượng lớn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật với các nguồn cung cấp khác nhau, chỉ số vi sinh vật sẽ tiêu chỉ để đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm. Mẫu thịt thu thập từ một số cơ sở giết mổ tiến hành phân tích chỉ tiêu vi khuẩn chỉ điểm bằng phương pháp pha loãng mẫu và phương pháp bồi dưỡng khuẩn lạc đã thu được kết quả như sau: 17,65% số mẫu thu thập từ các công ty xuất khẩu không đạt chuẩn chỉ tiêu vi khuẩn hiếu khí tổng trong khi đó số mẫu không lấy từ lò mổ tiêu thụ nội địa là 52,94%. Trung bình về tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1g thịt lợn của các lò mổ tiêu thụ nội địa là 1,82 x 106 CFU/g cao gấp hơn 4 lần so với các công ty xuất khẩu là 3,91 x 105 CFU/g. Đối với thịt lợn xuất khẩu tỷ lệ nhiễm Fecal coliform trong thịt lợn tại các công ty xuất khẩu chiếm khá cao với 11/34 (32,35%) còn lò mổ tiêu thụ nội địa 15/34 (44,12%). Công ty xuất khẩu trong 4/34 (11,76%) mẫu thịt lợn kiểm không đạt chỉ tiêu E. coli trong khi đó lò mổ tiêu thụ nội địa 16/34 (47,06%) mẫu. Trung bình tổng số E. coli trong 1 g thịt lợn tại các lò mổ xuất khẩu là 74,18 CFU/g thấp hơn 7 lần so với lò mổ tiêu thụ nội địa 513,44 CFU/g. Số mẫu không đạt chỉ tiêu Staphylococcus aureus của các công ty xuất nhập khẩu là 8,82% còn các lò mổ tiêu thụ nội đia là 41,18%. Giá trị trung bình của Staphylococcus aureus trên các mẫu thịt từ lò mổ xuất khẩu là 66,88 CFU/g trong khi lò mổ nội địa là 109.19 CFU/g. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở thịt lợn xuất khẩu là 2,94% trong khi lò mổ tiêu thụ nội địa là 20,59%. Kết quả nghiên cứu sẽ cảnh báo tình hình nhiễm.
References
. Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Thị Thu Hà, Nghiên cứu kéo dài thời gian bảo quản thịt heo nạc tươi, Science & Technology Development 11(8), (2008).
. Lương Đức Phẩm, Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà nội, (2002).
. Fahrion A S, Đỗ Ngọc Thúy, Yếu tố nguy cơ thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn tại Hà Nội: Cơ sở cho đánh giá nguy cơ, Tạp chí Y học dự phòng 23(4), (2013), 140.
. 7046 T, Thịt tươi – Qui định kỹ thuật, Tiêu chuẩn Việt Nam, (2002).
. Dương Thị Toan, Nguyễn Văn Lưu và Trương Quang, Khảo sát tình trạng ô nhiễm một số vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong thịt lợn, thịt trâu, thịt bò tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Tạp chí Hóa học Phát triển 8(3), (2010), 466 - 471.
. Ngô Văn Bắc, Đánh giá ô nhiễm vi khuẩn đối với thịt lợn sữa, lợn choai xuất khẩu, thịt gia súc tiêu thụ nội địa tại một số cơ sở giết mổ tại Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, (2007).
. Lê Minh Sơn, Nghiên cứu một số vi khuẩn gây ô nhiễm thịt lợn vùng hữu ngạn sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, (2003).
. Đinh Quốc Sự, Thực trạng giết mổ gia súc trong tỉnh, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ trên địa bàn thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, (2005).
. Lê Thắng, Khảo sát một số chỉ tiêu vệ sinh thú y tại các điểm giết mổ và sự nhiễm khuẩn thịt lợn tiêu thụ nội địa ở thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, (1999).