PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG BACILLUS ỨC CHẾ VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS GÂY BỆNH TÔM CHẾT SỚM Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Nguyễn Thị Bích Đào Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế
  • Trần Quang Khánh Vân Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm -Đại học Huế.
  • Nguyễn Văn Khanh Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công Nghệ - Đại học Huế
  • Nguyễn Quang Linh Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công Nghệ - Đại học Huế

Abstract

Khi tình hình bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) đã gây thiệt hại vô cùng to lớn đối với Nuôi trồng thủy sản thì các giải pháp được đề nghị và áp dụng nhằm hạn chế dịch bệnh. Trong đó, việc tìm hiểu và đưa vi khuẩn có lợi để cạnh tranh và ức chế loài vi khuẩn gây bệnh rất được quan tâm, được cho là giải pháp có nhiều triển vọng phù hợp với điều kiện môi trường, đảm bảo sức khỏe cho con người, cũng như hạn chế được dịch bệnh. Đặc biệt, đưa vi khuẩn Bacillus spp. qua đường tiêu hóa của tôm ngay từ khi mới thả đã hạn chế được mật độ vi khuẩn Vibrio. Nghiên cứu này đã phân lập được các chủng Bacillus subtilis B1, Bacillus subtilis B2, Bacillus amyloliquefaciens B4và thử khả năng đối kháng với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus V1 ở các nồng độ 103, 104, 105, 106 CFU theo dõi ở các thời điểm 6h, 12h, 24h, 48h và 72h. Kết quả cho thấy cả ba chủng vi khuẩn Bacillus trên phân lập được đều có khả năng ức chế tốt vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus V1, trong đó vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens B4 làtốt nhất với đường kính vòng kháng khuẩn 52,67 ± 4,31mm ở thời điểm 48h; hai chủng Bacillus subtilis B1, Bacillus subtilis B2 lầnlượt là  49,67 ± 3,15 mm, 44,07 ± 5,19 mm, với mức sai số có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Author Biographies

Nguyễn Thị Bích Đào, Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản

Nghề nghiệp: Học viên cao học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản khóa 2012 -2014, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế.

Trần Quang Khánh Vân, Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm -Đại học Huế.

Bộ môn: Ngư y

Khoa: Thủy sản

Trường: Đại học Nông Lâm - Đại học Huế.

Nguyễn Văn Khanh, Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công Nghệ - Đại học Huế

Trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sĩ nuôi trồng thủy sản

Đơn vị công tác: Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công Nghệ - Đại học Huế

Bộ môn: Khoa học sự sống

Chức danh chuyên môn: Nghiên cứu viên

Chức vụ: Trợ lý khoa học

Nguyễn Quang Linh, Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao Công Nghệ - Đại học Huế

Học hàm: Phó giáo sư

Học vị: Tiến sĩ

Chuyên ngành: Thủy sản, chăn nuôi, thú y, khoa học động vật

Chức vụ:

+ Giám đốc Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ - Đại học Huế

+ Phó Giám đốc Đại học Huế.

References

Nguyễn Quang Linh, Hồ Thị Tùng, Kiều Thị Huyền (2012), Báo cáo hội thảo: Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nuôi tại vùng đàm phá Thừa Thiên Huế.

Đặng Phương Nga, Nguyễn Thị Yên, Đỗ Thu Phương, Nguyễn Bá Tú, Lại Thúy Hiền (2007), “ Khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh Vibrio trong nước nuôi tôm của Bacillus subtilis HY1 và Lactococcus lactis CC4K”.

Asma Ansari, Afsheen Aman, Nadir Naveed Siddiqui, Samina Iqbal and Shah Ali ul Qader (2012), Bacteriocin (BAC – IB17): “Screening, isolation and production from Bacillus subtilis KIBGE IB – 17” , Vol.25, No.1, pp. 195 – 201

Bergey, David Hendricks, Breed, Robert S., “Bergey’s Manual of Determinative Bacteriology (1957)”

Collins. C. H., P. M. Lyne and J. M. Grange (1986), “Microbiologycal Method” , Sixth Edition, Distributed in the United States of America by Oxford University Press Inc.,

Fuller R., 1989. “Probiotics in man and animals”. The Jounal of Applied Bacteriology 66(5): 365-78.

Gordon RE (1973), “The Genus Bacillus”, Handbook of Microbiology, I, pp 71 – 88.

Lightner (2013), Challenge: Health Management program focuses on “perfect killer” EMS,

November/December 2013 global aquaculture advocate

Moriarty DJW (1999), “Disease control in shrimp aquaculture with probiotic bacteria”, Proceeding of the 8th Internatinal Symposium on Microbial Ecology, Halifax, Canada.

R. Borriss, X. H. Chen, C. Rueckert . J. Blom, A, Becker, B. Baumgarth, B. Fan, R. Pukall, P. Schumann, C. Sproer, H. Junge (2011), Relationship of Bacillus amyloliquefaciens clades associated with strains DSM 7T and FZB42T: a proposal for Bacillus amyloliquefaciens subsp, amyloliquefaciens subsp, nov, and Bacillus amyloliquefaciens subsp, plantarum subsp, nov, based on complete genome sequence comparisons, IJSEM 61, 1786- 1801.

Published

2015-04-15

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn