ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA TẦNG CÂY GỖ Ở CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUÊ
Abstract
Ảnh vệ tinh Landsat OLI năm 2014 có độ giải không gian 15 mét được sử dụng để phân tích và phân loại hiện trạng rừng tự nghiên. Nghiên cứu đã phối hợp kết quả phân loại ảnh với số liệu điều tra trên thực địa trong GIS để xác định sinh khối rừng, lượng carbon tích lũy và khả năng hấp thụ CO2 tầng cây gỗ của các trạng thái rừng tự nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng giàu có khả năng hấp thụ CO2 là 388,63 tấn/ha, gấp 1,7 lần rừng trung bình, 3,6 lần rừng nghèo và 27,9 lần rừng chưa có trữ lượng. Phần lớn diện tích được xác định là rừng tự nhiên với 50.223,40 ha, chiếm 77,0 % tổng diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu, tương ứng với tổng lượng CO2 hấp thụ là 8.884.853,54 tấn, trong đó phân bố ở rừng giàu là 4.125.812,67 tấn, rừng trung bình là 2.353.410,60 tấn, rừng nghèo là 2.289.693,20 tấn và rừng chưa có trữ lượng (CCTL) là 115.937,07 tấn. Việc xác định khả năng hấp thụ CO2 tầng cây gỗ của các trạng thái rừng không những góp phần giảm khí thải và ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn cung cấp cơ sở khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán chứng chỉ carbon trên thị trường thương mại trong phạm vi quốc gia và toàn cầuReferences
Hồ Đình Duẩn, Trương Thị Cát Tường và Nguyễn Văn Lợi, 2014. Sử dụng ảnh RADAR ALOS PALSAR để ước lượng sinh khối rừng tự nhiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí rừng và môi trường, 65:18-22.
Võ Đại Hải, Đặng Thịnh Triều, 2013. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, bán thường xanh rụng lá Tây Nguyên. Đề tài nghiên cứu cấp bộ. Bộ NN&PTNT.
Bảo Huy, 2012. Xác định lượng CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng tây nguyên làm cơ sở tham gia chương trình giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng. Đề tài nghiên cứu cấp bộ. MS 2010-15-33, Bộ GD & DT.
Araujo, T.M., Higuchi, N. and Carvalho, J.A., 1999. Comparison of formulae for biomass content determination in a tropical rain forest site in the state of Para, Brazil. Forest ecology and management, 117(1-3): 43-52.
Brown, S., 1997. Estimating biomass and biomass change of tropical forests: a primer (FAO forestry paper-134), FAO, United nations, Rome.
Japan Space Systems, 2012. PALSAR reference guide. URL: www. gds. PALSAR.ersdac.jspacesystems.or.jp/