HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI KHUẨN NỐT SẦN NHIỄM CHO LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L.) Ở THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Trần Thị Xuân An Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng Giáo dục - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  • Trần Thị Xuân Phương
  • Trương Thị Diệu Hạnh
  • Nguyễn Bá Hai

Abstract

Kết quả nghiên cứu thử nghiệm 2 chế phẩm VKNS được phối chế từ chủng vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) NH1 và PC phân lập ở một số vùng trồng lạc tại Thừa Thiên Huế trong vụ Xuân 2009 và 2010 cho hiệu quả rõ rệt: NSTT tăng so với đối chứng từ 10,05 – 29,25% đối với chế phẩm phối chế từ chủng NH1 và tăng từ 6,67 – 32,65% đối với chế phẩm phối chế từ chủng PC;  Chỉ số VCR  cũng biến động từ 2,41 – 5,90 đối với chế phẩm NH1 và từ 1,97 – 6,58 đối với chế phẩm PC.  Chế phẩm VKNS có vai trò  nhất định trong việc duy trì và cải thiện tính chất hóa học cũng như sinh học của đất trồng lạc. So với công thức không sử dụng chế phẩm, hàm lượng mùn, lân tổng số, đạm tổng số cũng như số lượng một số nhóm VSV có ích trong đất trồng lạc đều tăng lên khá rõ. Số lượng vi khuẩn tổng số trong đất ở các công thức sử dụng chế phẩm nhiều gấp 1,13 – 1,42 lần, số lượng VKNS nhiều gấp 1,16 – 2,99 lần và số lượng vi sinh vật phân giải lân cũng nhiều gấp 1,70 – 2,61 lần so với đối chứng.

References

Nguyễn Minh Hưng và cộng sự, Phân bón vi sinh, Nxb. Nông nghiệp, 2007.

Lê Văn Khoa và cộng sự. Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng. Nxb. Giáo dục, 2000.

Nguyễn Xuân Thành (chủ biên), Nguyễn Đường, Hoàng Hải, Vũ Thị Hoan. Giáo trình sinh học đất, Nxb. Giáo dục, 2007, 103-114.

Chu Thị Thơm (Chủ biên), Kỹ thuật sản xuất, chế biến và sử dụng phân bón, Nxb. Lao động, 2006.

USDA – Agriculture statics, Peanut market indicators, National center for Peanut compertiviveness, USA, 2006.

Published

2012-05-22

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn