Tích hợp GIS, viễn thám và phương pháp phân tích thứ bậc Saaty (AHP) nghiên cứu trượt lở đất ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Abstract
Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc của Saaty (AHP) để tính toán trọng số cho từng yếu tố thể hiện vai trò của chúng đối với nguy cơ trượt lở đất ở địa bàn nghiên cứu. GIS đã được sử dụng như một công cụ quan trọng nhất để tính toán, tích hợp các yếu tố thành phần để xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất. Trong đề tài nhóm nghiên cứu đã sử dụng đồng thời nhiều phần mềm hiện đại như AcrGIS 10.2, Mapinfo 10.5, ENVI 4.8, FME 2010 để hỗ trợ nhau trong quá trình xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất và xây dựng CSDL GIS trong quản lý và dự báo nguy cơ trượt lở đất ở vùng đồi núi huyện Phú Lộc. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ nguy cơ trượt lở đất ở huyện Phú Lộc tỷ lệ 1:25 000. Qua đó cho thấy ở địa bàn huyện Phú Lộc nguy cơ trượt lở đất được phân chia thành 5 cấp trong đó chủ yếu tập trung trong 4 cấp là từ thấp đến rất cao, vùng có nguy cơ rất thấp tập trung ở đồng bằng. Vùng đồi núi gồm 4 cấp: nguy cơ thấp có diện tích 14.449,9 ha chiếm 20.04%, nguy cơ trung bình có diện tích khoảng 16.454,64 ha chiếm 22,82 %, nguy cơ cao có diện tích khoảng 6527,39ha chiếm 9,05% diện tích, nguy cơ rất cao có diện tích khoảng 447,7ha chiếm 0,63% diện tíchReferences
. Nguyễn Huy Anh và nnk (2014). Ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá nguy cơ trượt lở đất ở vùng đồi núi huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Đại học Huế.
. Nguyễn Huy Anh, Đinh Thanh Kiên (2010), “Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập lớp phủ mặt đất khu vực Chân Mây huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế”, Kỷ yêu hội thảo GIS toàn quốc, TP HCM, NXB Nông nghiệp, tr. 45-51
. Viện KH &CN Việt Nam, Viện Địa Chất (2009), Đánh giá nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng chống, phòng tránh trượt lở đất thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết đề tài. Hà Nội.
. Phạm Văn Hùng (2011), “ Đánh giá hiện trạng và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Các khoa học Trái đất số 33(3ĐB) tr. 518-525
. Nguyễn Trọng Yêm (2003), Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, Báo cáo tổng kết , Đề tài KC.08.01, Hà Nội.
. UBND Huyện Phú Lộc (2013), Niên giám thống kê Huyện Phú Lộc 2012, Phú Lộc
. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tứ Dần (2012), “Nghiên cứu nhạy cảm và phân vùng nguy cơ trượt lở đất khu vực hồ thủy điện Sơn La theo phương pháp phân tích thứ bậc Saaty”, Tạp chí Các khoa học Trái đất số 34(3) tr. 223-232.