ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ CHÉP PHỤNG

Authors

  • Nguyễn Thành Tâm Trường Đại học Tây Đô

Abstract

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định mật độ ương cá Chép phụng đạt hiệu cao. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức về mật độ ương khác nhau: 200, 250 và 300 con/m2. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Moina và trùn chỉ được sử dụng làm thức ăn cho cá Chép phụng. Thí nghiệm được thực hiện trong 6 tuần. Kết quả đã cho thấy tỷ lệ sống trung bình của cá cao nhất (88 ± 2,9%) ở nghiệm thức 200 con/m2 và thấp nhất (70 ± 1,0%) ở nghiệm thức 300 con/m2. Khối lượng cuối trung bình của cá cao nhất (3,14 ± 0,13g) ở nghiệm thức 200 con/m2, thấp nhất (2,16 ± 0,32g) ở nghiệm thức 300 con/m2 và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa nghiệm thức 200, 250 con/m2 so với nghiệm thức 300 con/m2. Đồng thời, sự tăng trưởng khối lượng theo ngày và tốc độ tưng trưởng đặc biệt trung bình của cá ở nghiệm thức 200 con/m2 cao nhất (0,07 g/ngày, 16,56 %/ngày) thấp nhất là ở nghiệm thức 300 con/m2 (0,05 g/ngày, 15,67 %/ngày). Bên cạnh đó, chiều dài cuối trung bình, sự tăng trưởng chiều dài trung bình theo ngày của cá ở nghiệm thức 200 con/m2 cao nhất (56,4 ± 3,0 mm, 1,18 mm/ngày) và thấp nhất (48,8 ± 1,4 mm, 0,998 mm/ngày) ở nghiệm thức 300 con/m2. Như vậy, mật độ ương cá Chép phụng 200 con/m2 đã cho hiệu quả cao.

Author Biography

Nguyễn Thành Tâm, Trường Đại học Tây Đô

Giảng viên

References

Võ Văn Chi, 1993. Cá Cảnh. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

Published

2015-10-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn