THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ SẶC GẤM (Colisa lalia)
Abstract
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Sặc gấm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức về mật độ ương cá Sặc gấm: 50, 75 và 100 con/l. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Moina được sử dụng làm thức ăn cho cá. Thời gian thí nghiệm 30 ngày. Kết quả đã cho thấy, tỷ lệ sống của cá cao nhất (95,2 ±2,25%) ở nghiệm thức 50 con/l và thấp nhất là nghiệm thức 100 con/l (74,3±5,25%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa nghiệm thức 3 so với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2. Bên cạnh đó, trọng lượng cuối trung bình của cá ở nghiệm thức 1 cao nhất (0,20±0,01) và thấp nhất là ở nghiệm thức 3 (0,20±0,01), tăng trưởng khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức 1 cao nhất (0,20±0,01g), thấp nhất là ở nghiệm thức 3 (0,05±0,00), cả 3 nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), tốc độ tăng trưởng đặc biệt bình quân, tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày bình quân của cá cao nhất (17,6 %/ngày, 0,007 g/ngày) ở nghiệm thức 1 và thấp nhất (13,0 %/ngày, 0,002 g/ngày) ở nghiệm thức 3. Đồng thời, các chỉ tiêu như chiều dài trung bình cuối, tăng trưởng trung bình về chiều dài, tăng trưởng trung bình chiều dài theo ngày của cá ở nghiệm thức 1 cao hơn nhất (1,73±0,16 cm, 1,34±0,18 cm, 0,04 cm/ngày) và thấp nhất là nghiệm thức 3 (0,98±0,21 cm, 0,61±0,24 cm, 0,02 cm/ngày). Như vậy, khi ương cá Sặc gấm ở mật độ 50 con/l sẽ cho hiệu quả cao hơn.
References
Hora S.L. and T.V.R. Pillay, 1962. Handbook on fish culture in the Pacific Region. Fish Biol. Tech. FAO, Rome, 204 p.
Nicolski, G. V (1963). Sinh thái học (Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng và Mai Đình Yên dịch). Nhà xuất bản đại học – THCN.
Nguyễn Thành Tâm, 2009. Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô.