NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ GIỚI HÓA KHÂU LÀM ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Trong những năm qua, việc cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và sản lượng nông nghiệp. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, dẫn đến việc phân bố máy không đều; một số loại máy chưa phù hợp với đặc điểm của địa bàn; nhiều người dân mua máy nhưng chưa làm chủ được kỹ thuật sử dụng nên làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của máy, gây nhiều lãng phí. Mặt khác, do đất canh tác của các hộ còn manh mún, hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng còn nhiều bất cập. Tất cả các yếu tố đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.References
Trần Đức Dũng, Máy và thiết bị nông nghiệp, Tập I, Nxb. Hà Nội, 2005.
Phan Hòa, Lý thuyết tính toán máy canh tác, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 2009.
Phan Hiếu Hiền, Cơ giới hóa canh tác và công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
Đinh Vương Hùng, Báo cáo kết quả dự án xây dựng một số mô hình nông hộ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 2006.
Báo cáo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2006.
Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2010 và kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2011. Ủy ban Nhân dân huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2011.
Niên giám thống kê huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2009.