ÁP DỤNG CÁC CHỈ SỐ Ô NHIỄM ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM Cu, Pb, Cd VÀ Zn TRONG TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI, THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Tran Thi Ai My Trường Đại học Khoa học
  • Hoàng Thái Long Trường Đại học Khoa học
  • Nguyễn Hải Phong Trường Đại học Khoa học

Abstract

Kết quả tính toán các chỉ số ô nhiễm để đánh giá mức độ nhiễm bẩn trầm tích bởi từng kim loại riêng lẻ (CF) cũng như tổng các kim loại (CD) tại 10 điểm lấy mẫu khác nhau cho thấy, trầm tích bề mặt đầm Cầu Hai đang ở mức ô nhiễm thấp đến mức ô nhiễm trung bình gây ra bởi từng kim loại riêng lẻ cũng như tổng tác động của các kim loại. Bên cạnh đó, các chỉ số rủi ro sinh thái cũng đã được áp dụng để đánh giá rủi ro sinh thái gây ra bởi sự ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích bề mặt tại các điểm lấy mẫu trên. Kết quả tính toán cho thấy, rủi ro sinh thái gây ra bởi Cd trong trầm tích bề mặt đang ở mức rủi ro thấp cho đến mức rủi ro trung bình, trong khi rủi ro sinh thái gây ra bởi từng kim loại Zn, Cu, Pb chỉ dưới mức thấp. Do vậy, tín hiệu đáng mừng cho chúng ta là rủi ro sinh thái gây ra bởi tổng tác động bốn kim loại Zn, Cu, Pb và Cd trong trầm tích bề mặt đầm Cầu Hai đều dưới mức rủi ro thấp. Tuy nhiên, số liệu bước đầu cho thấy trầm tích bề mặt đầm Cầu Hai đã có dấu hiệu ô nhiễm mức thấp cho đến mức trung bình so với trầm tích ở độ sâu 20 – 30 cm.

References

Tiếng Việt

Trần Thị Ái Mỹ, Nguyễn Văn Hợp, Khảo sát điều kiện phân hủy mẫu thích hợp để xác định kẽm, đồng trong trầm tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, Tạp chí Đại học Huế, chuyên san Khoa học Tự nhiên, Tập 81, số 3, (2013), trang 103 – 110.

Tiếng Anh

Adokoh C.K., Obodai E.A., Essumang D.K., Serfor A.Y., Nyarko B.J.B., Asabere A.A., Archives of Environmental Contamination and Toxicology, Vol. 61, (2011), 389–400.

G. M. S. Abrahim & R. J. Parker, Assessment of heavy metal enrichment factors and the degree of contamination in marine sediments from Tamaki Estuary, Auckland, New Zealand, Environ Monit Assess, Vol. 136, (2008), 227–238.

Hakanson L.,An ecological risk index for aquatic pollution control, a sedimentological approach. Water Research, Vol. 14, (1980), 975 – 1001.

Hornung, H., Karm, M. D., Cohen, Y., Trace metal distribution on sediments and benthic fauna of Haifa Bay, Israel. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 29, (1989), 43–56.

Siegel, F. R., Slaboda, M. L., Stanley, D. J., Metal pollution loading, Manzalah Lagoon. Nile Delta, Egypt: Implications for aquaculture, Environ Geology, 23, (1994), 89–98.

The THGA Graphite Furnace – Techniques and Recommend Conditions, PerkinElmer, Atomic Spectrometry.

Tue N.T., Quy T.D., Amano A., Hamaoka H., Tanabe S., Nhuan M.T., Omori K., “Historical Profiles of Trace Element Concentrations in Mangrove Sediments from the Ba Lat Estuary, Red River, Vietnam”, Water Air Soil Pollut , Vol. 223, (2012), 1315 – 1330.

Zhang W., Liu X., Cheng H., Zeng E. Y., Hu Y., “Heavy metal pollution in sediments of a typical mariculture zone in South China”, Marine Pollution Bulletin, Vol. 64, (2012), 712 – 720.

Zhu Hui-Na, Yuan Xing-Zhong, Zeng Guang-Ming, Jiang Min, Liang Jie,Zhang Chang, YIN Juan, HUANG Hua-jun, LIU Zhi-feng, JIANG Hong-wei, Ecological risk assessment of heavy metals in sediments of Xiawan Port based on modified potential ecological risk index, Trans. Nonferrous Met. Soc. China, Elsevier, Vol. 22, (2012), 1470 – 1477.

Published

2016-10-06

Issue

Section

Khoa học Tự Nhiên