XÁC ĐỊNH VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍNH CHẤT CÓ LỢI CỦA CHỦNG Lactobacillus fermentum DC1 PHÂN LẬP TỪ SẢN PHẨM DƯA CẢI HUẾ
Abstract
Chủng DC1 phân lập từ dưa cải được khảo sát định danh sơ bộ thuộc chi Lactobacillus. Bằng phương pháp giải trình tự 16S DNA, chủng này được xác định thuộc loài Lactobacillus fermentum. Hàm lượng acid lactic trong dịch nuôi cấy thu được khi nuôi cấy chủng này trong môi trường MRS, 72 giờ ở 370C được xác định bằng HPLC đạt được 20,93 g/l. Nghiên cứu về tiềm năng probiotic cho thấy Lb. fermentum DC1 là chủng có nhiều triển vọng. Phần trăm số tế bào sống sót so với ban đầu sau khi ủ ở pH2 trong một giờ, hai giờ và ba giờ lần lượt là 75,21% , 68,35% và 66,25% so với ban đầu. Khả năng chịu muối mật khá cao; Sau 4 giờ ủ trong dung dịch chứa 0,3% muối mật, ∆OD đo ở 600nm đạt 0,516. Chủng này cũng thể hiện khả năng tự kết dính và đồng kết dính với Staphylococcus aureus là 24,49% và 14,19%, khả năng bám dính với các dung môi xylene, ethyl acetate và chloroform lần lượt là 61,66%, 52,31% và 83,76%.References
Mai Đàm Linh, Đỗ Minh Phương, Phạm Thị Tuyết, Kiều Hữu Ảnh, Nguyễn Thị Giang, Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn lactic phân lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 24: (2008), 221-226.
Nguyễn Thế Trang, Trần Đình Mấn, Một số đặc điểm phân loại của hai chủng vi khuẩn lactic HN11 và HN34 sinh tổng hợp L(+)-Lactic axit phân lập tại Việt Nam, Tạp chí Công nghệ sinh học 6(4): (2008), 505-511.
Axelsson L., Lactic Acid Bacteria: Classification and Physiology, in: Lactic Acid Bacteria, Microbiological and Functional Aspects. 3rd edition, Seppo Salminen, Atte von Wright, Arthur Ouwehand, Marcel Dekker, Inc, New York, USA: (2004), 19-85.
Cock L S, Rodríguez de Stouvenel A., Lactic axit production by a strain of Lactococcus lactis subs lactis isolated from sugar cane plants, Electronic Journal of Biotechnology, Vol.9 No.1: (2006), 40-45.
Liong M T and Shah N P., Acid and Bile Tolerance and Cholesterol Removal Ability of Lactobacilli Strains, J. Dairy Sci. 88: (2005), 55–66.
Maria VP., Molecular and physiological studies on the functionality of probiotic lactobacilli, Doctor thesis on Biochemistry, Karlsruhe University, Argentina, (2006).
Provencio D, Lopis, Antolin, Torres, Monedero., Adhesion properties of Lactobacillus casei strains to resected intestinal fragments and components of the extracellular matrix, Arch Microbiol, 191: (2009), 153-161.
Rahman MM, Woan-Sub Kim WS, Kumura H, Shimazaki KI., Autoaggregation and surface hydrophobicity of Bifidobacteria, World J Microbiol Biotechnol, 24: (2008), 1593–1598.