PHÂN LẬP, PHÂN LOẠI VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP LACCASE-LIKE CỦA MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN TỪ ĐẤT Ô NHIỄM CHẤT DIỆT CỎ/DIOXINTẠI SÂN BAY BIÊN HÒA, TỈNH ĐỔNG NAI
Abstract
Đất từ 2 khu vực ô nhiễm dioxin sân bay Biên Hoà phân lập được 8 chủng xạ khuẩn trong đó có 6 chủng sinh tổng hợp laccase-like trên môi trường muối khoáng Gauss M. Hai chủng trong số này có hoạt tính laccase-like cao nhất đã được phân loại và đặt tên là Streptomyces. sp. XKBHN1 và Streptomyces. sp.XKBiR929. Hai chủng này đều có khả năng sinh tổng hợp laccase-like khi nuôi cấy trên môi trường khoáng có chứa dịch chiết đất, 2,4-D, 2,4,5-T và hỗn hợp anthracene, pyren (PAHs). Trên môi trường chứa PAHs 200 ppm, hoạt tính laccase-like cao nhất là 867U/L đối với chủng XKBiR929 và 379U/L đối với chủng XKBHN1. Trên môi trường chứa dịch chiết đất, 2,4,5-T và 2,4-D hoạt tính laccase-like thu được thấp dao động trong khoảng từ 227 đến 384U/L đối với chủng XKBHN1 và 566 đến 814U/L đối với XKBiR929. Thời gian sinh tổng hợp laccass-like có hoạt tính cao đối với chủng XKBHN1 là 3 đến 4 ngày, chủng XKBiR929 cần 13 đến 14 ngày. Khả năng phân huỷ, chuyển hoá phenol của laccase-like thô chủng XKBiR929 đạt 9,14% sau 24h. Khi khảo sát đặc tính của laccase-like với nhiệt độ, pH và các chất ức chế protein (SDS, EDTA, L-lys) có thể thấy chúng không có bản chất protein.References
. Đặng Thị Cẩm Hà (2012), “Báo cáo kết quả công trình khử độc đất nhiễm chất độc hóa học chứa dioxin tại sân bay Biên Hòa tỉnh Đồng Nai bằng công nghệ phân hủy sinh học”. Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
. Mai Anh Tuấn, Nghiêm Ngọc Minh, Đặng Thị Cẩm Hà (2004), Nghiên cứu phân loại và khả năng sử dụng hydrocarbon thơm đa nhân, dibenzofuran của chủng XKDN19, tạp chí Công nghệ sinh học số 2 (3), 389-396.
. Nguyễn Bá Hữu, Đặng Thị Cẩm Hà (2007), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học phân tử của ba chủng vi khuẩn sử dụng 2,4-D phân lập từ đất nhiễm chất diệt cỏ chứa dioxin tại Đà Nẵng”. Tạp chí Sinh học 29(4): 80-85.
. Nguyễn Đương Nhã, Nghiêm Ngọc Minh, Nguyễn Ngọc Bảo, Đặng Thị Cẩm Hà (2005), Khả năng phân hủy hydrocacbon thơm đa nhân và dibenzofuran của chủng xạ khuẩn XKDN12. Tạp chí Công nghệ sinh học 3(1), 123-132.
. Hu Minh, Z. W., Lu Xuemei and Gao Peiji (2006) Purification and characteristics of a low-molecular weight peptide possessing oxidative capacity for phenol from Phanerochaete chrysosporium. Science in China: Series C life Sciences, 49, 243-250.
. K.Endo, Y. H., T. Hibi, K. Hosono, T. Beppu, K. Ueda (2003) Enzymological characterization of EpoA, a laccase-like phenol oxudase produced by Streptomyces griseus. J. Biotechem, 133, 671-677.
. Lunhui Lu, G. Z., Changzheng Fan, Xiujuan Ren, Cong Wang, Qianru Zhao, Jiachao Zhang, Ming Chen, Anwei Chen, Min Jiang (2013) Characterization of a laccase-like multicopper oxidase from newly isolated Streptomycese sp.C1 in agriculture waste compost and enzymatic decolorization of azo dyes. Biochemical Engineering Journal, 72, 70-76.
. Suzuki T, E. K., Ito M, Tsujibo H, Miyamoto K, Inamori Y (2003) A thermostable laccase from Streptomyces lavendulae REN-7: purification, characterization, nucleotide sequence and expression. Bioscience, Biotechnology, and Biochemistry, 67, 2167-2175.
. Tripathi BM, K. R., Kumari P, Saxena AK, Arora DK (2011) Genetic and metabolic diversity of streptomycetes in pulp and paper mill effluent treated crop fields. World J Microbiol Biotechnol, 27, 1603-1613.
. Văn phòng Ban chỉ đạo 33 (2013). “Báo cáo tổng thể về tình hình ô nhiễm dioxin tại 3 điểm nóng sân bay Biên Hoà, Đà Nẵng và Phù Cát”. Bộ Tài nguyên và Môi trường, tr 16-17.