NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC CP5 ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT VÀ TRỨNG CỦA GÀ NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Chế phẩm có nguồn gốc thảo dược CP5 với thành phần: Xạ Can 57,8%, Viễn Chí 8,1%, Bọ mắm 34,1% được bào chế dưới dạng bột mịn do Phân viện chăn nuôi Nam Bộ cung cấp được trộn vào thức ăn cơ sở nuôi gà thịt từ 1 ngày đến 9 tuần tuổi. Tổng số 300 con gà 1 ngày tuổi được chia ngẫu nhiên thành 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 60 gà chia 3 lô (lặp lại 3 lần) và 180 con gà đẻ trứng từ 22 đến 33 tuần đẻ, chia ngẫu nhiên thành 5 nghiệm thức mỗi nghiệm thức 36 gà (3gaf/ô, lặp lại 12 lần). Đối chứng DC.0 nuôi bằng thức ăn cơ sở (không kháng sinh, không chế phẩm), đối chứng DC.1 (thức ăn cơ sở + kháng sinh dùng như hiện hành, không chế phẩm), các nghiệm thức còn lại dùng thức ăn cơ sở + CP5 với 3 liều khác nhau: CP5.1; CP5.2; CP5.3 tương ứng là 160g; 320g; 480g CP5/100 kg thức ăn. Liều dùng này như nhau cho cả gà thịt và gà đẻ. Kết quả cho thấy các chế phẩm có ảnh hưởng tốt, làm giảm hội chứng hô hấp và tỷ lệ gà chết như gà lô DC.1 và tốt hơn lô gà DC.0. Tốc độ sinh trưởng và khối lượng gà cuối kỳ, chỉ số sản xuất cao nhất lô CP5.3, thấp nhất CP5.1 và đều hơn DC.0,DC.1. Mẫu thịt kiểm tra không có kháng sinh Tetracycline và Tylosine. Ở gà đẻ, CP5 với liều dùng khác nhau ảnh hưởng không lớn đến sức sản xuất trứng, nhưng cải thiện được chi phí thức ăn và phẩm chất trứng . Đề nghị cho phép sử dụng chế phẩm CP5 trộn vào thức ăn nuôi gà thịt với các liều đã dùng ; lặp lại thí nghiệm trên gà thịt vào vụ Đông –Xuân và trên gà trứng ở độ tuổi khác nhau với liều cao hơn trước khi đưa vào sản xuất.References
Đỗ Huy Bích (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Lê Thanh Hải và CS (1999). So sánh một số tổ hợp lai giữa gà địa phương với các giống gà thả vườn cải tiến và nhập nội tại trung tâm Bình Thắng. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y 1998-1999 (28-30/6/1999), trang 190-217.
Nguyễn Minh Hoàn (2013). Báo cáo tổng kết đề tài “ Nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần giống gà ri ở Thừa Thiên Huế”; Mã số: DHH- 2012-02-16.
Nguyễn Đức Hưng (2014). Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của các nhóm gà Ri lai nuôi thịt 8-13 tuần tuổi. Tạp chí khoa học Đại học Huế, chuyên san nông- sinh-y dược, tập 93A, số 3/2014, trang 75-82.
Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Đăng Vang (1999). Khả năng cho thịt của một số giống gà đang nuôi tại Thừa Thiên Huế. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y 1998-1999 (28-30/6/1999), trang 177-180.
Nguyễn Đức Hưng (2001). Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ trọng điểm “Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi gà, lợn trong nông hộ ở Thừa Thiên Huế”; Mã số: B98-08-14TĐ.
Lã Văn Kính (2014). Báo cáo kết quả bào chế và thiết kế công thức phối trộn các chế phẩm từ thảo dược thuộc đề tài cấp Bộ “ Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dùng để phòng và trị hội chứng hô hấp trên lợn và gà”.
Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốcvà vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội