NGHIÊN CỨU TÍNH CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA Ở GIAI ĐOẠN MẠ

Authors

  • Phan Thị Phương Nhi Trường Đại học Nông lâm

Abstract

Thí nghiệm được tiến hành với 12 giống lúa, trong đó giống IR29 là giống chuẩn nhiễm mặn và giống Pokkali là chuẩn kháng mặn. Thí nghiệm thanh lọc mặn trong phòng được tiến hành theo qui trình của IRRI (1997) với 5 nồng độ muối khác nhau (0 dS/m, 4dS/m, 6dS/m, 8dS/m, 10dS/m). Sáu chỉ thị được sử dụng là RM140, RM223, RM493, RM8094, AP3143072 và S13927 nhằm nghiên cứu gen liên kết với tính chịu mặn, từ đó làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống lúa kháng mặn. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi độ mặn là 8 dS/m thì các giống tăng trưởng chậm lại, giống IR29 đã bị chết. Nồng độ muối tăng lên 10 dS/m thì hầu hết lá của các giống đều bị khô và cây chết hoàn toàn (điểm 9), trong khi đó giống Pokkali (chuẩn kháng mặn) được đánh giá ở điểm 5. Như vậy, chiều cao cây, số lá, chiều dài rễ, khối lượng tươi và khố lượng khô của cây lúa ở giai đoạn mạ giảm khi nồng độ muối tăng. Trong sáu chỉ thị sử dụng thì bốn chỉ thị là RM140, RM493, RM8094 và AP3143072 có liên kết chặt với vùng gen Saltol qui định tính chịu mặn, vì vậy có thể sử dụng những chỉ thị này trong chọn giống nhờ chỉ thị phân tử (MAS – Marker assisted selection). Kết hợp biểu hiện kiểu hình và kiểu gen thì MNR3, OM5900 và CM2 là những giống có khả năng chịu mặn tốt ở nồng độ 8dS/m trong giai đoạn mạ.

References

Bonilla P.S., Dvorak J., Mackill D.J., Deal K., and Gregorio G., RFLP and SSLP mapping of salinity tolerance genes in chromosome 1 of rice (Oryza sativa L.) using recombinant inbred lines, Philippine Agricultural Sciences, 85(1), (2002), 68-76.

Collard B.C.Y., and Mackill D.J., Marker-assisted selection: an approach for precision plant breeding in the twenty-first century, Phil. Trans. Soc. B., 363, (2008), 557-572.

Dobermann Achim and Thomas Fairhurst, Rice: Nutrient disorders & nutrient management. Int. Rice Res. Inst., (2000), 140-141.

Gregorio G.B. and Senadhira D., Genetics analysis of salinity tolerance in rice, Theor. Appl. Genet., 86, (1993), 333-338.

Gregorio G.B., Tagging salinity tolerance genes in rice using amplified fragment Length polymorphism (AFLP), Ph.D. Thesis, University of the Philippines Los Baños. Laguna, Philippines, (1997), 118.

IRRI, Standar Evaluation System for Rice (SES). November, 2002.

IRRI, Screening rice for salinity tolerance, IRRI Discussion paper Series No. 22, 1997.

Islam M.R., G.B. Gregorio, Md.A. Salam, B.C.Y. Collard, R.K. Singh, L. Hassan, Validation of Saltol linked markers and haplotype diversity on chromosome 1 of rice, Molecular Plant Breeding, 3(10), (2012), 103-114.

Fazle Elahi C.M., Zeba I.S., Noorain M.R., Tarique A.A., Keshob C.D., Kuntal B., Salam M.A., Gomosta A.R., Ellen T., Dante A., Glenn G. and John B., Breeding rice for salinity tolerance using the Pokkali allele: Finding a linked DNA marker, Invitro culture transformation and molecular markers for crop improvement, (2004), 157-169.

Kaddah MT, Lehman WF, Meek BD, Robinson FE., Salinity effects on rice after the boot stage, Agron. J. 67, (1975), 436-439.

Lang N.T., Buu B.C. and Ismail A.M., Breeding salt tolerant rice varieties in Vietnam. CGIAR Challenge Program on Water and Food, 2nd International Forum on Water and Food. Vol II, (2008), 167-169.

Lang N.T., Li. Z.K., and Bui C.B., Microsatellite markers linked to salt tolerance in rice, Omonrice, 9, (2001), 9-21.

Läuchli A. and E. Epstein, Plant responses to saline and sodic conditions. In K.K. Tanji (ed), Agricultural salinity assessment and management, ASCE manuals and reports on engineering practice 7, (1990), 113–137.

Läuchli A. and S.R. Grattan, Plant Growth and Development under Salinity Stress, In: Advances in Molecular Breeding Toward Drought and Salt Tolerance Crops, Springer, (2007), 1-32.

Murray and Thompson, Rapid isolation of high molecular weight plant DNA, Nucleic Acids Research, 8 (19), (1980), 4321-4325.

Nguyễn Thi Thanh Thảo, Trần Thị Xuân Mai, Đỗ Tấn Khang và Trần Nhân Dũng, Tuyển chọn và tái sinh một số giống lúa có khả ăng chịu mặn thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông nghiệp, Thủy Sản và Công nghệ sinh học, 26, (2013), 104-111.

Razzaque M.A, N.M. Talukder, M.S. Islam, A.K. Bhadra and R.K. Dutta, The effect of salinity on morphological characteristics of seven rice (Oryza sativa) genotypes differing in salt tolerance, Pakistan Journal of Biological Sciences, 12 (5), (2009), 406-412.

Ren Z.H., Gao J.P., Li G.L., Cai X.L., Huang W., Chao D.Y., Zhu M.Z., Wang Z.Y., Luan S., Lin H.X., A rice quantitative trait locus for salt tolerance encodes a sodium transporter, Nature Genetics, 37, (2005), 1141-1146.

Yeo, A. R and T. J. Flowers, The physiology of salinity tolerance in rice (O. sativa) and a pyramiding approach to breeding varieties for saline soils. Aust. J. Plant Physiol. 13, (1986), 75-91.

Yoshida S., Forno D.A., Cock L.H., Gomez K.A., Laboratory manual for physiological studies of rice. Manila, Philippines, International Rice Research Institute, 1976.

Published

2015-10-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn