Khả năng sinh trưởng của 2 thế hệ Đà Điểu nuôi tại Quảng Nam

Authors

  • Nguyễn Minh Hoàn Trường Đại học Nông lâm
  • Đỗ Vạn Lộc Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp Quảng Nam

Abstract

Thí nghiệm được thiết kế gồm 2 nhóm đà điểu: thế hệ 1 và thế hệ 2 trong điều chăn nuôi tương tự nhau. Số liệu thu thập về khối lượng cơ thể (kg) ở các thời điểm: 1 ngày tuổi, 3; 6; 12 và 24 tháng tuổi.  Kết quả cho thấy:

Khối lượng cơ thể trung bình của đà điểu lúc 1 ngày tuổi ở thế hệ 1 và thế hệ 2 tương đương nhau (0,82 và 0,86 kg); lúc 3 tháng tuổi đạt 22,37 kg ở thế hệ 1 và 22,77 ở thế hệ 2; lúc 6 tháng tuổi đạt 57,65 kg ở thế hệ 1 và 59,40 ở thế hệ 2; lúc 12 tháng tuổi đạt từ  92,43 kg ở thế hệ 1 và 93,81 ở thế hệ 2 và lúc 24 tháng tuổi đạt 101,30 kg ở thế hệ 1 và 102,84 kg ở thế hệ 2.

Tốc độ tăng khối lượng cơ thể cũng như tốc độ tăng khối lượng tương đối ở 2 thế hệ theo qui luật là từ 0 – 6 tháng tuổi tăng nhanh, đạt cao nhất là từ 3 - 6 tháng tuổi, cụ thể 391,76 ± 15,89 g/ngày (thế hệ 1) và 397,50 ±16,55 g/ngày (thế hệ 2) sau đó giảm dần cho đến 24 tháng tuổi.

Sự khác biệt về khối lượng cơ thể đà điểu giữa 2 thế hệ là không lớn. Điều đó chứng tỏ sinh trưởng của đà điểu ở 2 thế hệ là ổn định và thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi ở Quảng Nam.

Từ khóa: Đà điểu, thế hệ, khối lượng cơ thể, tốc độ tăng khối lượng (g/ngày), tốc độ tăng khối lượng tương đối (%).

References

Đào Thị Lan Châu (2011). Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ đến khả năng sinh trưởng, đặc điểm thân thịt của đà điểu nuôi tại Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

Đào Thi Lan Châu, Lê Đức Ngoan (2012). Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh trưởng và đặc điểm thân thịt của đà điểu nuôi tại Quảng Nam. Tạp chí khoa học Đại học Huế, Tập 71, số 2.

Bùi Hữu Đoàn (2009). Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Đặng Quang Huy (2001). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và cho thịt của đà điểu Châu Phi (Ostrich) thế hệ một nuôi tại Ba Vì. Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Hoàng Văn Lộc (2010). Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ đồng bộ sản xuất đà điểu và các sản phẩm từ đà điểu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Hà Nội.

Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Trần Công Xuân (2003). Nghiên cứu khả năng sản xuất của các dòng đà điểu nhập nội và thăm dò một số công thức lai giữa trồng dòng Zim, Black, Blue và mái dòng Aust. Báo cáo khoa học công nghệ - Viên Chăn nuôi, Hà Nội.

Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Hoàng Toàn Thắng, Nguyễn Đức Vực, Đặng Quang Huy, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Khắc Thịnh, Đỗ Văn Hoan (2004). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và cho thịt của đà điểu Châu Phi thế hệ 1 nuôi tại Ba Vì. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ chăn nuôi đà điểu, chim câu, cá sấu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Cilliers S.C.(1995),. Feedstuffs evaluation in Ostrich. PhD Thesis University of stellenbosch South of Africa.

Published

2015-10-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn