TRÒ CHƠI TRONG TIỂU THUYẾT HUYNH ĐỆ CỦA DƯ HOA
Abstract
TÓM TẮT
Trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa, trò chơi là một cách thức để nhà văn có thể chuyển tải vô vàn những biến động của lịch sử Trung Quốc trong bốn mươi năm, từ đại cách mạng văn hóa cho đến thời cải cách mở cửa. Tất cả tạo thành một “trò chơi lớn” cuốn hút người đọc đến tận cùng. Thông qua các kiểu trò chơi được sử dụng trong tác phẩm, từ trò chơi của tình tiết đến trò chơi của ngôn ngữ, nhà văn đã thể hiện một cách ấn tượng khúc bi ca về thân phận con người và lịch sử. Bút pháp trò chơi đã gây nên những bất ngờ, chấn động đầy mới lạ đối với người đọc về những hiện thực tưởng chừng như đã mòn vẹt trong văn chương đương đại Trung Quốc.
References
. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân... (sưu tầm và biên soạn)(2003), Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội nhà văn - Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
. Bakhtin M. (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
. Dư Hoa (2012), Huynh đệ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
. Trần Ngọc Hiếu, Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học (Những gợi mở từ công trình Homo Ludens của Johan Huizinga), Nghiên cứu văn học, số 11, 2011, trang 16 – 27.
. Trần Quỳnh Hương, Dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học đương đại Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số12, 2007, trang 79 - 92.
. ILin I. P. và Trugranova E.A. (2003), Các khái niệm về thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
. Phương Lựu (2011), Lí thuyết văn học hậu hiện đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
. 马跃琍(2010), 余华小说中人学主题的研究, 南京师范大学.
. 陈静宇,周凤梅,余华小说中儿童世界的书写,2012-12-12
http://yuhua.zjnu.cn/ArticleOne.aspx?id=1930
. 刘琰,论余华小说中的叙事时间,2013-6-1