ĐỪNG THOÁT LY HOÀN CẢNH LỊCH SỬ KHI TIẾP CẬN TƯ TƯỞNG VÀ NHÂN CÁCH GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO
Abstract
Triết gia Trần Đức Thảo (1917-1993) từ đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm chuyển sang đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật, người, những năm 1949- 1950 làm tốn giấy mực của báo giới châu Âu bởi cuộc tranh luận nổi tiếng về học thuật giữa ông và J- P Sartre (19051980), triết gia đại thụ của chủ nghĩa hiện sinh. Năm 1952, "Thấm thía nỗi đau của một dân tộc mất nước nô lệ ", ông rời bỏ Paris về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến và có nhiều đóng góp quan trọng vào việc hiệu đính Triết học Marx. Ông là một trong những nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng Hồ Chí Minh.
Là triết gia có tên trong từ điển triết học châu Âu nhưng cũng là"người có một cái gì đó không bình thường" nên có người đã lợi dụng tên tuổi và cuộc đời ông để ẩn danh sự không thực tâm vì khoa học, vì đất nước. Phép biện chứng duy vật chỉ rõ không thể thoát ly hoàn cảnh lịch sử khi xem xét các sự vật hiện tượng, nhất là về con người. Đó cũng tâm nguyện của người viết bài này, muốn có một cái nhìn chung khi tiếp cận về những giá trị khoa học và nhân cách của Giáo sư Trần Đức Thảo.